Tồn tại về quản lý thu thuế

Phương pháp phân tích tài chính

Mục lục

Tồn tại về quản lý thu thuế

Cùng với đường lối đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chủ trương thực hiện cải cách thuế nói chung và bộ máy quản lý thuế nói riêng. Ngày 07/08/1990 Chính phủ đã ban hành Nghị định 281/HĐBT thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước, đây là hệ thống dọc trực thuộc Bộ Tài Chính; đến ngày 28/10/2003 Chính phủ đã ban hành quyết định 218/2003/QĐ-TTg về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của hệ thống thuế.

Đối với Việt Nam, bắt đầu từ năm 2004 đã thực hiện thí điểm cơ chế “cơ sở kinh doanh tự khai, tự nộp thuế”, theo cơ chế này đối tượng nộp thuế tự giác tuân thủ các nghĩa vụ thuế, căn cứ các quy định tại các luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế, kê khai chính xác, nộp tờ khai và nộp thuế đúng hạn, cơ quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế nếu đối tượng nộp thuế tự giác tuân thủ nghĩa vụ. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế và thông qua công tác thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi gian lận, trốn thuế của đối tượng nộp thuế.

Sau thời gian áp dụng cơ chế “Tự khai, tự nộp” đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Thứ nhất, đối với đối tượng nộp thuế, đã nâng cao tinh thần tự giác tuân thủ pháp luật thuế thể hiện qua việc nộp tờ khai và nộp thuế đúng hạn với tỷ lệ cao hơn, chất lượng tốt hơn [41, tr 54]; Thứ hai, đối với cơ quan thuế, hạn chế sự trùng chéo chức năng quản lý thuế giữa các bộ phận, tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn hóa, quy trình quản lý thuế được minh bạch vì vậy khâu sau sẽ kiểm soát được khâu trước, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát trong nội bộ, tạo điều kiện áp dụng các công nghệ quản lý thuế tiên tiến, hiện đại; tin học hóa công tác quản lý thuế nhờ chuyên môn hóa chức năng quản lý thuế.

Với kết quả đạt được đó, cơ chế “tự khai, tự nộp” sẽ được triển khai rộng trên địa bàn cả nước từ năm 2007 [41, tr 56]. Tuy nhiên, các bộ phận hỗ trợ cơ chế “tự khai, tự nộp” trong bộ máy quản lý thuế còn một số hạn chế, chưa thật sự phát huy vai trò của mình.

Công tác tuyên truyền hỗ trợ

Tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế là một trong những biện pháp, công cụ quan trọng để đạt tới mục đích là sự tuân thủ tự nguyện một cách cao nhất của đối tượng nộp thuế. Khi đối tượng nộp thuế tự nguyện thì công tác quản lý thu thuế sẽ dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng thất thu ngân sách. Hệ thống tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế được thành lập thống nhất trong cả nước từ năm 2004 và sau thời gian hoạt động công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế đã đạt được những thành quả nhất định như: tổ chức phổ biến pháp luật thuế thông qua việc in ấn và cấp phát cho đối tượng nộp thuế; tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại với đối tượng nộp thuế; thực hiện giải đáp vướng mắc cho đối tượng nộp thuế qua điện thoại, qua Internet… Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đạt được thì công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách thuế theo hướng hiện đại:

– Các hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây ấn tượng để thu hút công chúng.

– Nội dung tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chưa giải thích rõ đạo lý vì sao phải nộp thuế, chỉ nặng về phổ biến quy định của chính sách thuế nên các đối tượng nộp thuế chưa xem việc nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

– Việc tổ chức tuyên truyền chưa tổ chức thường xuyên, liên tục.

– Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ còn thiếu, chưa có trình độ chuyên môn, kỷ năng cao. Theo thống kê của ngành thuế cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ chỉ khoảng 5% trên tổng số cán bộ thuế [41, tr 117].

– Cơ sở vật chất và phương tiện vật chất dùng cho công tác tuyên truyền hỗ trợ còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác tuyên truyền hỗ trợ.

– Thông tin văn bản pháp luật về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet còn chậm.

Công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và giám sát đối tượng nộp thuế chấp hành pháp luật thuế. Thời gian qua ngành thuế đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra và đã đạt được những kết quả như:

– Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và truy thu số thuế ẩn lậu hàng ngàn tỷ đồng [41, tr 6], góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước.

– Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế, góp phần thực thi các luật thuế đạt kết quả tốt hơn, ngăn chặn bớt tình trạng doanh nghiệp gian lận thuế.

– Công tác thanh tra, kiểm tra kết hợp với công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao tinh thần tuân thủ tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của đối tượng nộp thuế .

– Góp phần tạo sự công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực thì công tác thanh tra thuế vẫn còn những hạn chế:

– Phương pháp thanh tra, kiểm tra còn nhằm vào tất cả đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế không có hành vi gian lận cũng tổ chức thanh tra, vừa gây phiền hà cho các đối tượng nộp thuế, vừa lãng phí nguồn nhân lực.

– Công việc thanh tra, kiểm tra còn thực hiện bằng thủ công, chưa ứng dụng nhiều tin học vào công tác thanh tra thuế nên các cuộc thanh tra thường kéo dài, kết quả còn hạn chế.

– Trình độ cán bộ làm công tác thanh tra còn hạn chế, chỉ khoảng 48% có trình độ đại học, cao đẳng, còn lại là trung học [41, tr 38] nên một số cán bộ thanh tra còn yếu về kỷ năng thanh tra, khả năng sử dụng thiết bị tin học cũng hạn chế, khả năng sử dụng ngoại ngữ còn giới hạn nên gặp khó khăn trong việc thanh tra các doanh nghiệp FDI.

– Tổ chức bộ máy thanh tra chưa tương xứng với khối lượng công việc. Theo số liệu thống kê của ngành thuế số lượng cán bộ thanh tra thuế hiện nay chỉ chiếm khoảng 16% tổng số cán bộ thuế, trong khi đó ở các nước lực lượng cán bộ thanh tra khoảng 30% số lượng cán bộ thuế [41, tr 137].

Công tác thu nợ và cưỡng chế

Công tác thu nợ và cưỡng chế thuế có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đối tượng nộp thuế nộp đầy đủ các khoản nợ thuế vào ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước. Thời gian qua công tác thu nợ và cưỡng chế thuế đã đạt được những kết quả như: tổ chức theo dõi, đôn đốc đối tượng nộp thuế vào ngân sách nhà nước,
xử phạt vi phạm hành chính những đối tượng nộp thuế dây dưa không nộp thuế, kết hợp với Kho bạc Nhà nước cấn trừ tại nguồn đối với phần được cấp phát qua Kho bạc Nhà nước của những đơn vị có nợ đọng thuế.

Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng vẫn còn ở mức cao (tính đến hết năm 2006, số nợ đọng thuế Nhập khẩu là 6.000 tỷ đồng, nợ đọng thuế nội địa là 4.210 tỷ đồng [40, tr 11]), nhiều đối tượng dây dưa không chịu nộp thuế nhưng chưa bị xử lý nghiêm minh nên dẫn đến thất thu ngân sách do công tác quản lý nợ và cưỡng chế còn một số điểm tồn tại:

– Cơ quan thuế chưa tổ chức bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công tác thu nợ và cưỡng chế thuế (hiện nay là một phần trong bộ phận thanh tra kiểm tra).

– Mặc dù đã có quy định cho phép đối tượng nộp thuế thỏa thuận nộp dần những khoản nợ đọng phù hợp với tình hình tài chính của đối tượng nộp thuế, đảm bảo việc thu nợ thuế được khả thi và cũng đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế có ý thức tuân thủ pháp luật thuế nhưng có khó khăn về tài chính với những đối tượng nộp thuế không tuân thủ pháp luật thuế. Nhưng tính pháp lý
văn bản này vẫn chưa cao, chưa quy định rõ thời gian tối đa đơn vị được nộp dần tiền thuế là bao lâu.

– Các văn bản quy định về xóa nợ, khoanh nợ về thuế chỉ áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh, không áp dụng cho các loại hình kinh doanh khác, trong khi đó hiện nay trong nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại rất nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh.

– Chưa xây dựng trình quản lý thu nợ và cưỡng chế thế, biện pháp thu nợ chưa đủ mạnh.

Tồn tại về quản lý thu thuế

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?