Thực trạng rác thải tại Việt Nam

túi nylon

Mục lục

Thực trạng rác thải tại Việt Nam

Rác thải ở nông thôn:

Ở các thành phố thị xã việc thu gom xử lý rác thải đã có Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm. Cứ tối đến xe chở rác của Công ty đi qua thì đem các túi rác ra bỏ lên xe và người dân phải nộp tiền lệ phí. Tuy nhiên, ở nông thôn thì chưa mấy nơi có điều kiện làm được như vậy. Tình hình chung hiện nay là từng gia đình tự xử lý lấy tùy thuộc vào nhận thức và điều kiện của từng người. Một số gia đình ở gần sông hồ hoặc có mương nước đi qua thì lợi dụng đêm tối đem vứt rác xuống, hậu quả thế nào đã có người khác chịu. Nhiều gia đình thì gom rác vào các bao bì rồi chở đi đổ vào một nơi nào đó xa nhà. Những địa điểm đổ rác của các xóm, làng, các cụm dân cư hiện nay là rất tùy tiện. Đi dọc hai bờ một số dòng sông và các đường quốc lộ, các đường liên huyện… chúng ta sẽ bắt gặp nhiều điểm đổ rác rất khó chịu.

Từ những thực tế đó đặt ra vấn đề cấp bách là cần có những giải pháp tích cực đối với môi trường nông thôn, nơi có đến hơn 70% số người sinh sống và nói chung trình độ dân trí còn thấp. Điều đầu tiên là cần tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của người dân và đi kèm là những biện pháp giáo dục cảnh cáo, xử phạt. Mặt khác cũng cần trang bị cho họ những kiến thức, những thói quen cần thiết để xử lý ngay từ gốc những thứ thường tạo ra rác thải và phải tập cho mọi người thói quen phân loại rác. Nên chăng ở mỗi ngã ba, ngã tư đường hoặc những chỗ quán xá, chợ búa nên đặt những thùng rác. Có thể là hai loại thùng: một dành cho rác hữu cơ, thùng kia dành cho những bao bì, đồ nhựa… Đối với xác chết gia súc, gia cầm thì phải đào hố chôn sâu và rắc vôi khử trùng. Vấn đề đặt ra trước mắt hiện nay là các địa phương nhất là các xã, thị trấn phải nhanh chóng quy định nơi đổ và thu gom rác thải cho từng điểm dân cư. Nơi đổ rác có thể đào thành hố, xây tường thành bao quanh, có cửa ra vào đóng kín để tránh chó má làm vung vãi ra ngoài. Hàng tuần, hàng tháng những lúc trời nắng, khô ráo nên cử người đốt rác nhất là bao bì để giảm bớt khối lượng… Nhưng để xây được những hố đổ rác như vậy cũng cần phải có kinh phí ban đầu.

Chuyện vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề rộng lớn liên quan đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà ngành y tế và ngành tài nguyên môi trường cũng đã có những văn bản quy định nhưng chúng ta chưa làm được nhiều. Dự án của ngành tài nguyên và môi trường với cả hệ thống xử lý rác đòi hỏi thời gian và kinh phí lớn cần nhiều năm nữa mới triển khai đại trà. Chúng ta không thể chờ được, nếu làm chậm thì hậu quả về sau là rất năng nề và việc giải quyết hậu quả sẽ khó khăn tốn kém hơn nhiều.

rác thải

Rác thải ở thành thị:

Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)… Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).

Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 – 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị  đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí  Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế – xã hội) thì  các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn – 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP.Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP.Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.

Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị  loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là  tương đương nhau (0,72 – 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.

Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các  đô thị phát triển du lịch như TP.Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP.Hội An 1,08kg/người/ngày; TP.Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP.Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày (bảng 2).

Với kết quả  điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị  ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ  tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.

Thực trạng rác thải tại Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Thực trạng rác thải tại Việt Nam

  1. Pingback: Quản lý rác thải - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?