ThS-Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020

Luận văn thạc sỹ – Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020

1. Sự cần thiết của đề tài

Qua hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu rất quan trọng, đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Để đạt những thành tựu đó, Việt Nam thực hiện hai chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 1991-2000 và thời kỳ 2001-2010. Hiện tại, Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cho thời kỳ 2011-2020 và Chính phủ đang xin ý kiến đóng góp rộng rãi về chủ đề tư tưởng của chiến lược này.

Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời gian qua chưa thể hiện rõ ý tưởng chiến lược và các mục tiêu chủ đạo của chiến lược để định hướng cho dân tộc bứt phá, trở thành quốc gia giàu có sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhận thức về chiến lược phát triển còn mơ hồ, lẫn lộn nên việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển đất nước chưa đạt hiệu quả cao. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới biến động mạnh mẽ, các quá trình hợp tác và cạnh tranh luôn diễn ra song hành, phức tạp và không ngừng phát triển, Việt Nam cần phải xác định rõ xuất phát điểm của mình, các điểm mạnh, các điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ để từ đó xây dựng một chiến lược phát triển có khoa học, tạo được sự đồng thuận rộng lớn trong toàn xã hội nhằm xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh.

Những vấn đề trên rất rộng lớn và phức tạp, nó đang là mối bận tâm không chỉ của các nhà khoa học, các nhà quản lý và hoạch định chính sách, mà còn là của cả dân tộc. Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề về chiến lược phát triển và hơn hết là thể hiện một bản chiến lược phát triển có ý tưởng chiến lược, mục tiêu chiến lược rõ ràng do đó chúng tôi chọn đề tài “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020”.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm về chiến lược phát triển của Việt Nam và một số nước. Từ đó rút ra các vấn đề có tính phương pháp luận cho việc nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam.

Thông qua phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam để chỉ ra điểm xuất phát của nền kinh tế, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới.

Từ đó, mong muốn cao nhất của đề tài là thể hiện được một khung chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam rõ ràng với tư tưởng chủ đạo của chiến

lược, mục tiêu của chiến lược, các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược và tổ chức thực hiện chiến lược.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được xác định là các hoạt động của nền kinh tế Việt Nam, trong đó tập trung vào một số yếu tố chủ yếu (yếu tố địa lý, nguồn nhân lực, thực trạng phát triển nền kinh tế, hệ thống tài chính, khoa học – công nghệ, kết cấu hạ tầng, an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường, vai trò nhà nước và bối cảnh quốc tế) tác động đến phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song bản thân vấn đề nghiên cứu khá rộng, phức tạp và hơn nữa nội dung một bản chiến lược không phải là sự liệt kê tất cả các ngành, lĩnh vực nên đề tài chỉ xin đề cập đến một số vấn đề chủ yếu trên được cho là cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020. Đối với lĩnh vực an ninh và quốc phòng, đề tài chỉ đề cập đến như là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển mà không đi sâu vào phân tích.

Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu của đề tài được chúng tôi tiến hành thu thập và xử lý từ các nguồn chính sau: Tổng cục Thống kê Việt Nam; các tổ chức quốc tế WB, ADB, WEF và kế thừa một số tài liệu từ các nguồn nghiên cứu khác (có ghi rõ trích dẫn).

5. Phương pháp nghiên cứu

Với cách tiếp cận hệ thống, đề tài phân tích một số yếu tố chủ yếu tác động phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam trong nền kinh tế thế giới đến năm 2020. Kết hợp với sử dụng phương pháp SWOT để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến 2020.

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, thống kê học và phương pháp chuyên gia.

6. Ý nghĩa của đề tài

Về mặt khoa học: đề tài đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về chiến lược phát triển, qua đó góp phần khẳng định vị trí, vai trò của chiến lược trong phát triển đất nước; góp phần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020 với tư tưởng chiến lược và mục tiêu chiến lược rõ ràng.

Về mặt thực tiễn: đề tài phân tích trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, chỉ ra những lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong tổng thể nền kinh tế thế giới. Đề tài đề xuất chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài này gồm ba chương chính. Chương 1, cơ sở lý luận chung về chiến lược phát triển. Chương 2, một số yếu tố chủ yếu tác động phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020. Chương 3, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020.

Luận văn cao học : Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020

Download luận văn thạc sỹ: “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020

ThS-Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020

 

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?