Mục lục
Thị trường dầu thô thế giới và Việt Nam
Dầu thô (Crude Oil) hay còn gọi là dầu mỏ, chúng ta thường gặp từ tiếng Anh Petroleum, đó là xuất phát từ tiếng Hy Lạp Petr nghĩa là đá, Oileum nghĩa là mỡ, mỡ đá cũng như từ Rock Oil nghĩa là Dầu Mỏ. Dầu thô, đó là loại dầu được khai thác từ mỏ lên chưa hề qua một quá trình chế biến nào.
Khái quát chung về dầu thô
Từ khi dầu mỏ được phát hiện và đưa vào khai thác, lần đầu tiên, dầu mỏ đã được loài người sử dụng làm nhiên liệu chiếu sáng và làm thuốc chữa bệnh ngoài da, dần dần theo sự phát triển của kinh tế kỹ thuật cùng với sự hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn về dầu mỏ mà dầu thô đã được sử dụng làm nhiên liệu sản xuất điện, làm nhiên liệu cho tất cả các phương tiện giao thông vận tải, hơn nữa còn được sử dụng trong công nghiệp hóa học để sản xuất ra chất dẻo (plastic) và sản xuất ra trên 2.000 sản phẩm thông dụng khác, vì thế mà dầu mỏ dược gọi là “ vàng đen”.
Ngày nay, dầu mỏ được khai thác từ rất nhiều mỏ khác nhau, chúng phân bố ở những nơi rất khác nhau về đặc điểm địa lý tự nhiên, bởi vậy mỗi loại dầu thô ở mỗi mỏ đều có sự khác biệt nhất định. Để phân loại giá trị của dầu mỏ, người ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, thông thường người ta dùng tỷ trọng và độ nhớt tương đối để phân ra “dầu nhẹ”, “trung bình”, “dầu nặng” , hoặc dựa vào hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu mà phân ra “dầu ngọt”, “dầu chua”. Dầu ngọt là loại dầu có rất ít hoặc không có lưu huỳnh, và ngược lại là dầu chua. Những chỉ tiêu này thường được gọi là “chỉ tiêu thương mại”. Dầu mỏ của Việt Nam thuộc loại dầu nhẹ, ngọt. Giá dầu của Việt Nam cũng vì thế mà có giá cao hơn giá dầu của một số nước khác.
Ngày nay, ngành công nghiệp dầu mỏ đã phân chia dầu thô theo khu vực mà nó được khai thác, mỗi khu vực có những nhóm dầu có giá trị tương tự nhau.
Ví dụ: Dầu mỏ Bắc Mỹ, West Texas Intermedia – WTI hay Brent.
Nhóm dầu Brent, gồm 15 mỏ, là loại dầu thô được khai thác từ hệ thống mỏ Brent và Ninian nằm trong trũng lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc . Dầu mỏ ở châu Âu, châu Phi cũng được đánh giá theo giá dầu của nhóm này và tạo thành chuẩn Benchmark .
Dầu mỏ Bắc Mỹ, được đánh giá theo dầu mỏ khai thác được ở Tây Texas – West Texas Intermediate (WTI) .
Du Bai, là nhóm các dầu được khai thác từ các nước vùng Trung Cận Đông được sử dụng làm chuẩn cho các dầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tapis, là nhóm dầu được khai thác từ Malaysia, sử dụng làm chuẩn cho loại dầu nhẹ ở Viễn Đông.
Minas, được khai thác từ Indonesia, được dùng làm tham chiếu cho loại dầu nặng ở Viễn Đông.
Nhóm OPEC, gồm các nước Iran, Irac, Libi, Nigeria, Saudia Arabia , Venezuela, ….
Nhóm ngoài OPEC, gồm các nước Canada , Mexico , Nga, Sudan, Mỹ, Yemen, Syria.
Với cách phân loại theo khu vực như trên, mọi hoạt động giao dịch trên thị trường dầu thô thế giới đều được quy về giá trị của dầu mỏ của nơi mà nó được xuất sứ . Giá trung bình mỗi thùng dao động trong khoảng trên dưới 100 USD/ thùng. Đặc biệt chỉ trong 4 năm lại đây giá dầu có xu hướng giảm mạnh , nhất là 9 tháng của năm 2014 lại đây, giá dầu có lúc đã xuống dưới mức 70 USD/ thùng. Giá hợp đồng giao dịch dầu thô được lấy từ công ty FOREX ( theo UKoil và US oil ) , dựa trên cơ sở giá dầu tương lai, hiện đang được giao dịch tại Sở Giao Dịch Liên Lục Địa ( ICE ) .
Biểu tượng giao dịch của dầu thô Brent là UKOIL, và của dầu thô West Texas Intermediate là USOIL.
Đặc điểm của thị trường dầu thô trên thế giới
Do tầm quan trọng của dầu mỏ đối với kinh tế thế giới nên nó đã trở thành lý do cho những mâu thuẫn chính trị , xung đột giữa các quốc gia với khả năng cung cầu rất khác nhau từ những nước có nền kinh tế phát triển với các quốc gia quản lý nguồn cung dầu mỏ lớn trên thế giới. Đặc biệt, với tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ-OPEC, WTI , Nga là những “ Ông Vua Dầu Mỏ ”, nhà điều hành , chi phối nguồn cung cầu của thị trường dầu thô từ nhiều năm nay.
Điển hình cho vai trò này có thể kể đến sự kiện OPEC đã sử dụng dầu mỏ như một vũ khí trong cuộc xung đột Trung Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979. OPEC với tiềm năng đủ mạnh của mình luôn cố gắng giữ giá dầu của họ dao động ở giữa các giới hạn trên và dưới , bằng cách tăng hoặc giảm sản lượng của khối . Điều này rất quan trọng trong phân tích thị trường dầu thô thế giới, ưu thế của OPEC không chỉ ở trữ lượng và sức sản xuất mà còn ở điều kiện hiển nhiên , nhóm dầu thô của họ có cả hai loại “dầu nhẹ” và “dầu nặng” , hơn cả Brent và WTI. Đặc thù đó, đã tạo cho OPEC một ưu thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường dầu mỏ thế giới. Mấu trốt của vấn đề là ai sẽ là người điều tiết nguồn cung cầu của thị trường, mối tương quan cung cầu này sẽ quyết định giá dầu cao hay thấp.
Theo thống kê của tổ chức năng lượng quốc tế , IEA, tổng nguồn cung dầu thô trên thế giới vào khoảng 84 triệu thùng/ngày. Nhiên liệu hóa lỏng 93,3 triệu thùng/ ngày.
Dự báo, đến năm 2030, tổng cung dầu thô toàn thế giới khoảng 94 triệu thùng /ngày. Nhiên liệu lỏng 112triệu thùng/ngày.
Về phía nguồn cung:
Ngoài những thông tin dự báo từ phía IEA, những con số trữ lượng và sản lượng khai thác của 10 quốc gia hàng đầu thế giới dưới đây sẽ phản ánh tiềm lực của nguồn cung cho thị trường dầu mỏ thế giới.
Danh sách 10 nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới:
Arap Saudi 264,5 tỷ thùng.
Venezuela 211,1 tỷ thùng.
Iran 150,3 tỷ thùng.
Irac 115,0 tỷ thùng.
Kuwait 104,0 tỷ thùng.
Canada 100,0 tỷ thùng.
Các Tiểu Vương Quốc Arap Thống Nhất 97,8 tỷ thùng.
Nga 60,0tỷ thùng.
Libya 41,46 tỷ thùng.
Nigeria 36,2 tỷ thùng.
Việt Nam xếp hàng thứ 28 4,4 tỷ thùng.
Danh sách 10 quốc gia có sản lượng khai thác dầu thô lớn nhất trên thế giới:
Nga 10.900.000 th/ngày
Arap Saudi 9.900.000 th/ngày
Hoa kỳ 8.453.000 th/ngày
Iran 4.231.000 th/ngày
Trung Quốc 4.073.000 th/ ngày
Canada 3.592.000 th/ngày
Irac 3.400.000 th/ ngày
Các Tiểu Vương Quốc Arap Thống Nhất 3.087.000 th/ ngày
Venezuela 3.023.000 th /ngày
Mexico 2.934.000 th /ngày
Việt Nam thứ 36 300.600 th/ ngày
Theo IEA, 10 Quốc gia này có sản lượng khai thác chiếm trên 60% sản lượng dầu thế giới. Theo các chuyên gia nghiên cứu, nguồn cung cấp này có thể cạn kiệt trong vòng 50 năm tới.
Song, với nguồn cung quá đủ bởi sự bùng nổ của việc khai thác dầu thô đá phiến bằng sự kiện các công ty năng lượng Mỹ sử dụng công nghệ khoan ngang và ép thủy lực để thu nguồn dầu thô từ các tầng đá phiến đã làm cho giá dầu thô giảm mạnh trong những năm gần đây.
Về phía thị trường tiêu thụ:
Châu Á là thị trường tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới: 26 triệu thùng/ ngày, chiếm gần 30% thế giới. Theo nhu cầu sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu trong giao thông vận tải vàlàm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp từ những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc , Ấn Độ đã làm cho nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của khu vực này tăng nhanh đột biến trong những năm gần đây.
Với nhịp độ phát triển kinh tế kỹ thuật hiện nay, nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên thế giới hàng năm tăng từ 1- 2% / năm .
Dự báo, nhu cầu tiêu thụ dầu thô tại Châu Á đến năm 2030 có thể đạt tới 42,6 triệu thùng /ngày, chiếm khoảng 38% thế giới.
Song , cũng do nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng suy yếu trong năm 2014 cùng với các nền kinh tế phát triển ở Châu Âu và Nhật Bản đình trệ mà nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới suy giảm, cung vượt quá cầu.
Những nét nổi bật của thị trường dầu thô thế giới trong năm 2014 và dự báo giá dầu thô năm 2015.
Theo Financial Times, giá trung bình một thùng dầu Brent trong năm 2012 là 109,3USD và giá dầu thô thế giói năm 2013 trên mức 100USD/ thùng . Từ tháng 6/ 2014 giá dầu thô đã giảm hơn 30% bởi vì sự kết hợp của nguồn cung dư thừa và nhu cầu tiêu thụ ở mức thấp .
Phản ứng trước tình hình giá dầu suy giảm, ngày 27/11 vừa qua, tại thủ đô Áo, 12 vị bộ trưởng của OPEC đã quyết định không cắt giảm sản lượng khai thác. Bằng quyết định này các nhà lãnh đạo OPEC đã chính thức nổ súng tuyên chiến với Hoa Kỳ trên thị trường dầu mỏ thế giới, đây được coi là ngón đòn hiểm đầu tiên mà tổ chức quyền lực này giáng vào Mỹ trong cuộc chiến mà theo họ là kẻ mới nổi không cân sức .
Không cân sức bởi OPEC nắm trong tay gần một nửa trữ lượng dầu thế giới, ở mức trên 40%, và chi phí khai thác một thùng dầu của OPEC chỉ gần 40 USD. Trong khi đó, dầu đá phiến , thứ vũ khí chủ lực đưa Mỹ lên vị thế đất nước có khả năng khai thác dầu lớn nhất thế giới phải đạt mức giá 80USD một thùng thì mới có lãi. Về tổng trữ lượng dầu, Mỹ không bằng OPEC, về giá dầu trên thị trường thế giới , Mỹ cũng kém xa OPEC, sẽ có bao nhiêu phần trăm để Mỹ có thể đảo ngược tình thế.
Với giá dầu giảm tới mức 70 USD/thùng và có xu hướng giảm sâu hơn nữa trong thời gian tới và nếu giữ với giá thấp như hiện tại một thời gian đủ dài, nó sẽ là đòn quyết định bóp chết hầu hết các doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ và khiến ngành công nhiệp mới này của Mỹ sẽ phải cần một thời gian không nhỏ để hồi phục.
Một khi khả năng khai thác dầu đá phiến bị bóp chết, OPEC sẽ thâu tóm thêm nhiều thị phần của thị trường dầu thô thế giới, mà còn khiến giá dầu tăng trở lại, một mũi tên trúng hai đích của các nhà lãnh đạo OPEC.
Thực tế, Mỹ đang đối mặt với rất nhiều hệ quả khôn lường từ chính sách ghìm giá dầu của OPEC. Ngành công nhiệp khai thác dầu đá phiến này có tới 3 triệu người lao động , Mỹ phải đối mặt với nguy cơ bị chèn ép và thu hẹp khả năng sản xuất có thể tạo ra những hệ lụy khôn lường.
Chính phủ Mỹ không thể công khai hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến này trong cuộc chiến với OPEC, người dân Mỹ cũng sẽ khó chấp nhận tiêu thụ dầu đá phiến nếu giá thành cao hơn giá dầu nhập khẩu, nhất là khi giá dầu thế giới thấp như hiện nay.
Nhưng điều đó không có nghĩa là OPEC chiếm ưu thế tuyệt đối. OPEC cũng có những vấn đề khó giải quyết trong nội bộ, nhất là tiềm lực kinh tế của các nước thành viên không đồng đều, không cho phép họ duy trì giá dầu thấp hiện nay quá lâu. Với Arap Saudi thì không sao , khi họ có lượng dự trữ, hàng đầu trong OPEC, lên tới 750 tỷ USD. Nhưng các thành viên khác thì không. Nhiều thành viên OPEC khác đang gặp khó khăn với kế hoạch ghìm giá dầu thấp khi hầu hết các nước trong OPEC đều phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô, đó là nguồn thu nhập quốc gia chính yếu của họ .
Một đặc điểm chung nhất, hầu hết các quốc gia thuộc OPEC, là những vấn đề nóng liên quan đến chính trị và tôn giáo, mà từ lâu dầu mỏ đã được xem như giải pháp mang lại nguồn thu quan trọng để xoa dịu những xung đột xã hội. Những xung đột xã hội này thậm chí không kém cạnh như ở các nước phát triển hơn trong OPEC , như UAE. Giá dầu giảm khiến những chính sách an ninh xã hội với khả năng trợ cấp của nhà nước đóng vai trò chủ yếu bị suy giảm, có thể dẫn đến sự bùng phát của các phong trào đối lập đủ mạnh để trở thành một làn sóng tràn ngập ở mỗi quốc gia cũng như ở cả chính Arap Saudi. Chính vì vậy Arap Saudi và cả OPEC cũng ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, họ cũng có một giới hạn không thể vượt qua, OPEC không thể chịu đựng việc giá dầu giảm quá dài hoặc giá dầu giảm quá sâu. Một quan chức của OPEC giấu tên đã cho biết họ sẽ can thiệp nếu giá dầu xuống tới mức dưới 60 USD/thùng. Vì thế cuộc chiến giá dầu sẽ cam go, khó có thể định đoán.
Dự báo giá dầu thô thế giới năm 2015, theo “Một Thế Giới”, sau hội nghị bộ trưởng các nước thành viên OPEC, 12 vị bộ trưởng thống nhất không thay đổi sản lượng khai thác, vẫn giữ ở mức 30 triệu thùng / ngày trong 6 tháng đầu năm 2015 mà nhóm đã thiết lập cách đây gần 3 năm .
Tuy nhiên quyết định này không làm thị trường ngạc nhiên vì trước khi diễn ra hội nghị 27/11, bộ trưởng dầu mỏ Arap Saudi đã phát biểu rằng thị trường không nên dựa vào OPEC để vực dậy giá dầu bằng cách cắt giảm sản xuất và thay vào đó ông đã tuyên bố rằng “ thị trường sẽ tự duy trì ổn định”.
Song, lý do OPEC không cắt giảm sản lượng còn vì để duy trì thị phần của mình trên thị trường tiêu thụ. Hiện nay, OPEC đang chiếm giữ khoảng 1/3 sản lượng khai thác thế giới , nhưng nếu OPEC cất giảm sản lượng thì có thể mất thị trường vào tay các nhà sản xuất lớn ngoài OPEC như Nga hoặc Mỹ.
Nhiều quốc gia vùng vịnh đủ giầu có để có thể chịu được chi phí giá dầu ở mức thấp , mặc dù cũng có nhiều bộ trưởng của vùng này cho rằng nguồn cung đã đạt quá mức. Bộ trưởng năng lượng Suhail Al- Mazrouei của UAE nói “Thị trường đang thừa cung”, “nhưng sự thừa cung này không phải do OPEC ”.
Theo Ngân Hàng Đầu Tư Societe Generale , giá dầu cần giảm hơn để ảnh hưởng đến chi phí khai thác dầu đá phiến của Mỹ và duy trì ở mức đó một khoảng thời gian dài để thị trường tự tái cân bằng. Ngân hàng này dự báo Brent sẽ giao dịch ở mức trung bình 70 USD/ thùng và WTI bình quân sẽ ở mức 65 USD/ thùng trong 2 năm 2015 và 2016.
Thực chất cuộc chiến giá dầu giữa OPEC và Nga , Mỹ cộng với phần còn lại của thế giới sẽ hết sức căng thẳng . Việc sử dụng công nghệ mới để khai thác dầu đá phiến giúp cho Mỹ có thể chủ động được nguồn cung nhưng sẽ gây áp lực lên gíá dầu thế giới khiến giá dầu thế giới suy giảm mạnh trong thời gian qua. Song cũng gây cho các công ty sử dụng công nghệ khai thác đá phiến trên con đường tim kiếm khách hàng, tranh giành thị phần với các nước khai thác dầu truyền thống giá rẻ như OPEC.
Theo Xangdau.Net, có thể thời gian tới OPEC sẽ có động thái quyết liệt nhằm làm giảm đà suy giảm của giá dầu, cũng như mở rộng thêm thị phần của mình , hứa hẹn giá dầu sẽ đầy biến động trong 2015. Giá dầu có thể tăng đột ngột trong thời gian ngắn và giảm đột ngột khi những yếu tố gây biến động được giải quyết.
Thị trường dầu thô Việt Nam:
Việt Nam có nguồn dầu mỏ với trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, được xếp thứ 28 trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới. Dầu Việt Nam là loại dầu ngọt, nhẹ, nhiều paraphin, là loại dầu có giá cao nhất trong khu vực.
Từ 1986, dòng dầu thô đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ. Tháng 4 năm 1987 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô. Hiện nay Việt Nam xếp thứ 4 trong khối Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ. Việt Nam có thể sẽ duy trì sản lượng khai thác ở mức khoảng 340.000 thùng/ ngày trong một vài năm tới.
Sản lượng tại các mỏ:
Bạch Hổ trên 100.000 thùng/ngày.
Sư Tử Đen 70.000 thùng/ ngày
Tê Giác Trắng 45.000 thùng/ ngày
Các mỏ khác 10-20.000 thùng /ngày
Khách hàng chủ yếu nhập dầu của Việt Nam: Nhật Bản, Các nhà máy loc dầu ở Singapore, …
80% sản lượng dầu Bạch Hổ cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Chất lượng dầu Việt nam cao nên thường dùng để pha trộn với các loại dầu khác nhằm nâng cao chất lượng dầu thô đầu vào của các nhà máy lọc dầu hoặc có thể làm nhiên liệu đốt trực tiếp ở các nhà máy điện của Nhật Bản.
Dầu thô Việt Nam được giao cho PVOIL (Tổng công ty dầu) làm đại lý bán hoặc được ủy quyền để bán dưới hình thức đấu giá chào mua cạnh tranh (Invite to bid).
Những khó khăn và thuận lợi của thị trường dầu thô Việt Nam
Thuận lợi: Dầu mỏ Việt Nam được khai thác từ các mỏ Bạch Hổ, Ruby, Đại Hùng và gần đây là Sư Tử Đen, Tê Giác Trắng, … vẫn luôn hấp dẫn khách hàng gần xa bởi chất lượng, uy tín giao dịch. Dầu Bạch Hổ chiếm tới 60% tổng sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam.
Có hệ thống khách hàng truyền thống, gắn bó chặt chẽ với Công Ty Khai thác dầu trong mọi hoàn cảnh thăng trầm, có lúc thị trường dầu thô thế giới đóng băng nhưng dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đều tránh được hiện tượng đóng mỏ. Từ 2003, sản lượng Mỏ Bạch Hổ bắt đầu suy giảm, song lại được bổ sung bởi dầu khai thác từ mỏ Sư Tử Đen và đưa vào xuất khẩu với sản lượng gần 70.000 thùng/ngày. Sắp tới mỏ Sư Tử Vàng và Sư Tử Trắng được đưa vào khai thác sẽ hứa hẹn sự tăng trưởng cho kim ngạch xuất khẩu dầu thô Việt Nam.
Khó khăn: Là mặt hàng đặc biệt, ngoài việc bị điều chỉnh bởi cung cầu của thị trường thế giới, giá dầu còn bị chi phối bởi những yếu tố thời tiết, biến động chính trị.
Giống như những mặt hàng khác, dầu thô cũng vấp phải những cạnh tranh quyết liệt, nhất là đối với dầu mỏ Châu Phi, Trung Đông giống chất lượng dầu của Việt Nam, nhưng được chào bán với giá rẻ hơn 5USD /thùng, nên khách hàng bị lôi kéo .
Tiềm năng, lượng dầu xuất khẩu của Việt Nam không lớn, chỉ xếp thứ 50 trong số 56 nước xuất khẩu dầu thô, bình quân đầu người 2 thùng/người, các nước khác bình quân 50 thùng/người.
Một bất lợi của giá dầu cao, đối với kinh tế Việt Nam phải nhập 100 % xăng dầu vì thế kim ngạch nhập khẩu tăng, nhà nước phải dùng doanh thu xuất khẩu bù cho lượng tăng nhập khẩu. Như vậy nếu giá xăng dầu tăng, nguồn thu không đủ bù chi. Khắc phục sự mất cân đối đó chỉ bằng đầu tư vào tìm kiếm thăm dò một cách hợp lý nhằm phát hiện nhiều mỏ dầu mới tại những vùng nước sâu xa bờ. Đó cũng là chiến lược tối ưu nhất xuyên suốt quá trình hoạt động của ngành dầu, khí Việt Nam.
Thị trường dầu thô thế giới và Việt Nam
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT