Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại

Quy trình cho vay của ngân hàng thương mạiQuy trình cho vay của ngân hàng thương mại

Mục lục

Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại

Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay. Thông thường hiện nay các ngân hàng thương mại trong quy trình cho vay đều có các bước cơ bản sau:

– Khai thác khách hàng:

Muốn có khách hàng các ngân hàng phải thực hiện bước khai thác khách hàng. Khai thác khách hàng phải căn cứ vào chiến lược khách hàng và khách hàng mục tiêu để tập trung khai thác. Có nhiều biện pháp để khai thác khách hàng, cách thường thấy là tuyên truyền, tiếp thị, khuyến mãi…

– Hướng dẫn khách hàng:

Khách hàng không phải là những chuyên gia về ngân hàng do vậy ngân hàng cần phải hướng dẫn họ. Nội dung ngân hàng hướng dẫn khách hàng là hướng dẫn về điều kiện vay vốn và thiết lập hồ sơ vay vốn.

– Điều tra thông tin khách hàng và dự án vay vốn :

Thông tin về khách hàng  và dự án vay tiền có vai trò đặc biệt trong việc ra quyết định cho vay. Thông tin đúng, đầy đủ giúp cho người ra quyết định cho vay đúng, thông tin sai lệch sẽ làm cho người ra quyết định sai lệch gây rủi ro tín dụng . Nội dung điều tra thông tin về khách hàng bao gồm việc yêu cầu khách hàng phải nộp cho ngân hàng một số tài liệu và những báo cáo. Tài liệu mà doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng bao gồm 3 nhóm tài liệu: tài liệu về nhân thân, lịch sử khách hàng, tài liệu về tài chính của khách hàng, tài liệu về dự án của khách hàng. Ngoài việc yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu thì cán bộ ngân hàng còn phải tự điều tra thêm thông tin về khách hàng

– Phân tích tín dụng :

Phân tích tín dụng  là việc xử lý các thông tin thu thập được, bằng các phương pháp phân tích để đưa ra những kết luận về khách hàng. Phân tích tín dụng  là một nội dung rất quan trong trong quy trình tín dụng . Nội dung của phân tích tín dụng  là đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi của phương án, dự án xin vay, đánh giá về tài sản và phương án bảo đảm tiền vay.

– Ra quyết định cho vay :

Qua kết quả phân tích tín dụng , kết hợp với điều kiện vay vốn và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn và ngân hàng có đủ khả năng về nguồn vốn thì ngân hàng ra chấp thuận cho vay. Ngược lại nếu không đáp ứng được các điều kiện cho vay thì từ chối cho vay.

– Kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay:

Sau khi ra quyết định cho vay, nếu khách hàng được ngân hàng chấp thuận cho vay, ngân hàng và khách hàng cùng phối hợp để xây dựng hồ sơ cho vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Hồ sơ chia thành 3 loại là hồ sơ do khách hàng lập, hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập và hồ sơ do ngân hàng lập.

– Ký kết hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo đảm tiền vay:

Soạn thảo xong hồ sơ cho vay là việc ký kết các hợp đồng. Thông thường mỗi món cho vay có hại loại hợp đồng là hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng đảm bảo tiền vay tuỳ theo biện pháp bảo đảm tiền vay và loại tài sản mà có những tên khác nhau, có thể là hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng…

 – Rải ngân và kiểm soát trong và sau khi cho vay :

Hoàn chỉnh hồ sơ cho vay, hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết, các bên tiến hành làm thủ tục rải ngân tiền vay. Rải ngân tiền vay có thể rải ngân bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản. Rải ngân bằng chuyển khoản không chỉ có ý nghĩa tiết kiệm lao động, chi phí lưu thông tiền mặt mà còn có ý nghĩa kiểm soát trong quá trình cho vay. Ngân hàng chỉ rải ngân bằng tiền mặt khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đòi hỏi phải thanh toán bằng tiền mặt. Tiến độ rải ngân phải phù hợp với tiến độ triển khai dự án.

– Kiểm soát quá trình sử dụng tiền vay, thu hồi nợ, cơ cấu lại kỳ hạn nợ, gia hạn nợ:

Sau khi rải ngân, định kỳ khách hàng phải gửi báo cáo tình hình tài chính cho ngân hàng cho vay. Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích phải tiến hành thu hồi nợ trước hạn và thực hiện các bước xử lý để thu nợ.

Hợp đồng vay tiền luôn xác định kế hoạch trả nợ. Căn cứ vào kế hoạch trả nợ nhân viên ngân hàng đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng kế hoạch. Trường hợp khách hàng không trả được nợ theo đúng kế hoạch do các nguyên nhân khách quan và xác định được nguồn và kế hoạch khắc phục ngân hàng và khách hàng thống nhất lại kế hoạch trả nợ. Thống nhất lại kế hoạch trả nợ được thể hiện bằng một trong hai phương thức là điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ. Điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc thay đổi thời điểm trả nợ các kỳ hạn trong thời gian trả nợ mà không làm thay  thời gian cho vay (không kéo dài kỳ cuối cùng). Gia hạn nợ là việc kéo dài  thời gian cho vay ( làm cho thời gian cho vay dài thêm).

 – Xử lý rủi ro:

Hoạt động cho vay luôn chứa đựng rủi ro. Để phòng ngừa rủi ro, ổn định hoạt động kinh doanh các ngân hàng phải thường xuyên trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Quy mô quỹ dự phòng rủi ro trích lập căn cứ vào khối lượng tín dụng  chung đồng thời căn cứ vào quy mô tài sản chứa đựng rủi ro cao.

 – Thanh lý hợp đồng :

Kết thúc quá trình cho vay là việc thanh lý hợp đồng vay tiền và thanh lý hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng chỉ được thanh lý khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân hàng.

Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại

  1. Pingback: Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?