Phân loại vốn đầu tư

vốn đầu tư

Mục lục

Phân loại vốn đầu tư

Tài sản của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:

– Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: tài sản dài hạn

– Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: tài sản ngắn hạn Vì vậy vốn của doanh nghiệp cũng được chia thành vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ):

Vốn cố định

– Khái niệm

Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định. Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó luân chuyển dần dần, từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Vốn cố định đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

– Đặc điểm

+ Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ.

+ Vốn cố định được thu hồi dần từng phần tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ, đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được thu hồi về đủ thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

– Phương thức bù đắp và quản lý vốn cố định

+ Vốn cố định được thu hồi bằng biện pháp khấu hao- trích một phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Tiền trích lại đú hỡnh thành nên quỹ khấu hao.

+ Việc quản lý vốn cố định luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp- Quản lý cả về mặt giá trị (quản lý quỹ khấu hao) và mặt hiện vật (quản lý theo những tiêu thức khác nhau) TSCĐ của doanh nghiệp.

– Bảo toàn và phát triển vốn cố định

+ Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất mà còn duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó.

+ Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, tỷ giá hối đoái, phát triển khoa học – công nghệ.

Vốn lưu động

– Khái niệm

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động (TSLĐ) của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. – Đặc điểm

Đặc điểm của TSLĐ đã chi phối đến đặc điểm của vốn lưu động. Vốn lưu động chuyển một lần toàn bộ vào giá thành sản phẩm mới được tạo ra. Vốn lưu

động được thu hồi một lần toàn bộ sau khi bán hàng và thu tiền về; lúc đó kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn.

– Quản lý và sử dụng vốn lưu động

Muốn quản lý hiệu quả vốn lưu động thì phải quản lý trên tất cả các hình thái biểu hiện của vốn; cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo cỏc tiờu thức khác nhau.

– Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao.

+ Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ.

+ Áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn như xử lý các vật tư ứ đọng, hàng hóa chậm luân chuyển, ngăn chặn chiếm dụng vốn,…

+ Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động để có biện pháp điều chỉnh.

– Phân loại vốn lưu động

Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thông thường vốn lưu động được phân loại theo cỏc tiờu thức khác nhau:

  1. a) Phân loại theo hình thái biểu hiện

Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành:

– Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán

+ Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, kể cả kim loại quý (Vàng, bạc, đá quý …)

+ Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác..

– Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyờn, nhiờn vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm.

– Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng

cơ bản …

  1. b) Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh

Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại:

– Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ.

– Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vốn về chi phí trả trước.

– Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn …) các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng …)

Phân loại vốn đầu tư

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?