Mục lục
Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Nội dung của quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương được tiếp cận theo chu trình ngân sách bao gồm:
– Lập dự toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
– Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
– Quyết toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương
Lập dự toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương nói riêng được tiến hành đồng thời với lập dự toán chi ngân sách nói chung do đó nó được lập trong sự cân đối tổng thể của chi ngân sách nhà nước của địa phương, vì vậy, lập dự toán chi ngân sách nhà nước ở địa phương có thể được áp dụng theo các phương pháp sau:
1.1. Phương pháp lập ngân sách theo khoản mục
Trong phương thức này các khoản thu, chi ngân sách được khoản mục hóa. Những khoản mục này được chi tiết và phân định rõ số tiền cho mỗi cơ quan, đơn vị được hưởng là bao nhiêu, hoặc đối với mỗi tiểu mục cũng được xác định rõ là tiểu mục đó được chi là bao nhiêu. Việc quy định cụ thể các mức chi yêu cầu các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải chi theo đúng khoản mục quy định và cần phải có chế giải trình với những yếu tố đầu vào.
Phương thức lập ngân sách theo khoản mục có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và dễ dàng kiểm soát được các khoản chi bằng cách so sánh với những năm trước đó thông qua việc so sánh các yếu tố đầu vào của các năm.
Tuy nhiên, phương thức lập ngân sách theo khoản mục biểu hiện những điểm còn hạn chế như: nhấn mạnh nhiều đến những khoản chi có tính chất tuân thủ mà nhà nước đưa ra; chưa trả lời được câu hỏi tại sao lại có những khoản chi đó; ngân sách được lập trong thời gian ngắn hạn là một năm; chưa có chế độ phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, cứng nhắc trong ngân phân bổ ngân sách cho các đơn vị thụ hưởng.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm và nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản[/message]
1.2. Phương pháp lập ngân sách theo công việc thực hiện.
Lập ngân sách theo công việc thực hiện là việc phân bổ nguồn lực theo khối lượng công việc hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị trên cơ sở gắn kết công việc thực hiện với chi phí đầu vào.
Lập ngân sách theo công việc thực hiện dựa vào khối lượng công việc được tiên đoán trước bằng cách nhân chi phí đơn vị với khối lượng công việc được yêu cầu trong năm tiếp theo.
Ưu điểm của phương pháp lập ngân sách theo công việc thực hiện là liên kết được kết quả tạo ra với nguồn lực được yêu cầu trong chu trình ngân sách của từng năm. Nhưng mặt khác, đây cũng chính là nhược điểm của nó vì đã không chú trọng đúng mức đến tác động hay ảnh hưởng dài hạn của chính sách.
1.3. Phương pháp lập ngân sách theo chương trình.
Lập ngân sách theo chương trình tập trung vào sự lựa chọn của ngân sách trong số các chính sách, chương trình có tính cạnh tranh. Lập ngân sách theo chương trình thiết lập hệ thống phân phối nguồn lực, gắn kết được các kết quả của các chương trình với chi phí cần bỏ ra để thực hiện chương trình đó.
Trong phương pháp này, ngân sách được phân loại theo các khoản mục chương trình hơn là theo những mối quan hệ có tính tổ chức, đòi hỏi các mục tiêu chương trình phải dài hơn một năm ngân sách. Lập ngân sách theo chương trình yêu cầu sự cần thiết phải đo lường tính hiệu lực, tác động của những yếu tố đầu ra tới mục tiêu.
Tuy nhiên phương pháp này cũng còn bộc lộ những nhược điểm như khái niệm chương trình là khái niệm không hoàn hảo đối với ngân sách vì không thể tạo ra chương trình cho tất cả các cơ quan, tổ chức để thực hiện. Mặt khác lập ngân sách theo chương trình không đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa phân phối ngành và những mục tiêu mang tính chiến lược cần phải ưu tiên.
1.4. Phương pháp lập ngân sách theo kết quả đầu ra
Lập ngân sách theo kết quả đầu ra là hoạt động quản lý ngân sách dựa trên cơ sở tiếp cận các thông tin đầu ra giúp cho Nhà nước thực hiện phân bổ nguồn lực một các có hiệu quả.
Lập ngân sách theo kết quả đầu ra là quy trình kết nối các kế hoạch phân bổ ngân sách với các kết quả đầu ra cụ thể ở mức độ chi tiết nhất định, tùy thuộc vào năng lực quản lý và lĩnh vực chuyên ngành.
Áp dụng phương pháp này trong lập dự toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản thể hiện một bước tiến trong công tác xây dựng kế hoạch đầu tư, gắn các mục tiêu đầu tư với các nguồn lực sẵn có, phản ánh cái nhìn tổng thể về dự định đầu tư công trong trung hạn của các cấp chính quyền. Việc xây dựng chương trình đầu tư công cộng đã góp phần thiết lập chương trình chi tiêu công toàn diện, định hướng vào kết quả. Điều này góp phần tăng hiệu quả chi tiêu công trong đầu tư xây dựng cơ bản, hạn chế thất thoát, tăng chất lượng công trình do tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị quản lý lĩnh vực này.
Đặc điểm của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra:
+ Ngân sách lập theo tính chất mở, công khai, minh bạch.
+ Các nguồn tài chính được tập hợp toàn bộ trong dự toán ngân sách của Nhà
+ Ngân sách được lập theo thời gian trung hạn.
+ Ngân sách được lập căn cứ theo nhu cầu thực tế, hướng tới người thụ hưởng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
+ Ngân sách được hợp nhất giữa kế hoạch chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
+ Ngân sách được lập dựa trên nguồn lực được tính trong thời gian trung hạn nên cần có sự cam kết chặt chẽ.
+ Việc phân bổ ngân sách dựa trên thứ tự ưu tiên chiến lược.
+ Nhà quản lý được trao trách nhiệm hơn trong quản lý ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các việc lập chi ngân sách của quốc gia nói chung và lập chi ngân sách của các địa phương nói riêng theo phương pháp mới luôn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt và các nước đang phát triển vì những yếu kém vốn có của các quốc gia này.
Những yếu kém này không phải là khám phá mới, nhưng nó là những yếu kém đặc thù trong quản trị chi ngân sách công ở địa phương dù chính quyền địa phương đã ra sức cải thiện nó.
Dựa trên phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương và những yếu kém đã được tổng kết có khoa học này của WB sẽ là cơ sở đáng tin cậy để đánh giá chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương.
2. Chấp hành chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Sau khi được UBND giao dự toán ngân sách, các cơ quan ở địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.
Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ chi tiết theo từng loại và các khoản mục của mục lục ngân sách nhà nước và phân theo tiến độ thực hiện từng quý.
Cơ chế kiểm soát chi
Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Đã có trong dự toán ngân sách được giao.
– Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền qui định.
– Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
– Sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo qui định của pháp luật.
Chấp hành chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản phải được thực hiện nghiêm ngặt, kiên quyết không thanh toán những công trình, dự án không có trong dự toán và không tuân thủ theo qui định trên, đình chỉ ngay những dự án kém hiệu quả để tránh lãng phí hơn nữa nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Quyết toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Quyết toán ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Mục đích của quyết toán ngân sách nhà nước là tổng kết đánh giá lại quá trình chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản qua một năm thực hiện ngân sách, cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý, điều hành chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản cho những người quan tâm như: Hội đồng nhân dân các cấp, UBND, những người tài trợ, người dân…
Quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhìn lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sách cũng như chấp hành ngân sách những chu trình tiếp theo.
Nguyên tắc quyết toán ngân sách nhà nước
Số liệu quyết toán
Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung thực và đầy đủ.
Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán hoặc đã được phép hoạch toán chi theo qui định.
Nội dung
Báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB phải theo đúng nội dung trong dự toán được giao và theo mục lục ngân sách; báo cáo quyết toán năm phải có thuyết minh nguyên nhân tăng giảm các khoản chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB so với dự toán.
Trách nhiệm quyết toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách đầu tư XDCB phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đầy đủ về báo cáo quyết toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản chi, hoạch toán, quyết toán sai chế độ.
Kho bạc Nhà nước địa phương phải có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán. Kho bạc Nhà nước xác nhận số liệu chi ngân sách trong đầu tư XDCB trên báo cáo quyết toán của ngân sách cấp tỉnh và các đơn vị sử dụng ngân sách chi cho đầu tư XDCB.
Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển | dvvietthueluanvan
Pingback: Khái niệm chi ngân sách nhà nước - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ