Những mặt tích cực và tiêu cực của hoạt động M&A ngân hàng

Mục lục

Những mặt tích cực và tiêu cực của hoạt động M&A ngân hàng

Mặt tích cực của hoạt động M&A ngân hàng

Các ngân hàng khi muốn thực hiện M&A ngân hàng nghĩa là họ mong muốn đạt được những lợi ích do hoạt động này mang lại. Những gì họ mong đợi là: nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị cho cổ đông sau M&A sẽ lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai bên khi còn đứng riêng rẽ… Đồng thời, hoạt động M&A ngân ha2g cũng giúp tiết kiệm phần lớn chi phí và thời gian hơn so với việc thành lập một ngân hàng mới.

“Một cộng một bằng ba” – công thức này nói lên “năng lực chuyển hóa” đặc biệt có được ở mỗi thương vụ M&A. Đó chính là sự cộng hưởng – động cơ quan trọng và kì diệu nhất của M&A, giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị ngân hàng mới (sau M&A) được nâng cao nếu giao dịch M&A thành công. Cụ thể, các giá trị cộng hưởng (lợi ích) đó là:

1. Cải thiện tình hình tài chính: ngân hàng sau M&A sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.

2. Giảm nhân viên, tinh gọn bộ máy: Thông thường, khi hai hay nhiều bên sápnhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp như: marketing, công việc văn phòng, tài chính kế toán… Đồng thời thông qua M&A, bên mua cũng được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm. Đây cũng là dịp để các ngân hàng sàng lọc và sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả.

3. Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô sau M&A/thương hiệu của đối tác: Một ngân hàng lớn lúc nào cũng có lợi thế hơn khi giao dịch với các đối tác và đàm phán với khách hàng. Hơn nữa, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chiphí: giảm thiểu trùng lắp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý và hành chính… Hoặc là khi một ngân hàng thựchiện M&A với đối tác có thương hiệu vững mạnh cũng được “thơm lây”.

4. Trang bị công nghệ mới: Thông qua việc mua bán hoặc sáp nhập, ngân hàng mới có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh của mình.

5. Tăng khả năng cạnh tranh, củng cố vị thế trên thị trường: Sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm và dịch vụ, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

Tuy nhiên, sự cộng hưởng thường không dễ đạt được như những gì mà hai bên kỳ vọng, nó không tự đến khi hai bên mua-bán thực hiện M&A. Vì hoạt động này giống như việc kết hôn: ban đầu cả hai bên luôn mong đợi về một cuộc sống hạnh phúc trong tương lai; tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị kỹ về các kiến thức cũng như kỹ năng sống và bảo vệ hạnh phúc gia đình thì cuộc hôn nhân của họ có thể sẽ thất bại. M&A cũng vậy, đương nhiên khi hai bên sáp nhập dễ nhìn thấy khả năng đạt được nhiều lợi ích nhưng đôi khi nó lại có hiệu ứng ngược lại. Vì thế, trong nhiều trường hợp, một cộng một lại nhỏ hơn hai.

M&A ngân hàng

Bên cạnh những lợi ích mà M&A mang lại cho hai bên đối tác thì nền kinh tế cũng được hưởng lợi từ hoạt động này, cụ thể là:

– Hoạt động M&A sẽ góp phần thực hiện phương châm đa dạng hóa đối tác đầu tư và hình thức đầu tư.

– Hoạt động M&A góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu phát triển của đất nước, đồng thời tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động khi ngân hàng mục tiêu đang trên bờ vực phá sản và giữ vững hệ thống thị trường tài chính quốc gia.

– Nhà nước và chính phủ sẽ yên tâm hơn và không mất nhiều nguồn lực để khắc phục những hậu quả từ việc phá sản doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính – ngân hàng.

Mặt tiêu cực của hoạt động M&A ngân hàng

Như đã nói trên: giá trị cộng hưởng từ thương vụ M&A không thành công có thể âm (một cộng một nhỏ hơn hai). Nguyên nhân là do có thể hai bên không đàm phán kỹ trong quá trình M&A dẫn đến mâu thuẫn sau này về nhiều mặt như: chiến lược kinh doanh, tài chính, quản lý, nhân sự …; văn hóa hai bên không tương đồng, nhất là đối với các thương vụ M&A xuyên biên, hoặc là việc tổ chức và quản lý trở nên khó khăn hơn, chồng chéo, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát.

Ngoài ra, ngân hàng thành viên có thể mất thương hiệu sau các vụ M&A. Thương hiệu ngân hàng là một tài sản vô cùng quý giá, nó tạo nên một phần rất lớn giá trị trong tổng giá trị ngân hàng. Tuy nhiên, do sự thiếu kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước về yếu tố này và hoạt động M&A nên họ thường xem nhẹ việc định giá thương hiệu hoặc dễ dàng chấp nhận sự mất đi thương hiệu của mình vì những lợi ích khác không tương xứng. Từ đó, dần dần có thể họ bị thâu tóm bởi đối tác.

Đó là những hậu quả của M&A đối với ngân hàng thành viên tham gia, còn đối với nền kinh tế, M&A có thể mang lại những kết quả tiêu cực như:

– Nếu như không có sự quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý thị trường thì độc quyền là một hậu quả không thể tránh khỏi. Về lý thuyết, một ngân hàng hoặc nhóm ngân hàng (và doanh nghiệp) nắm từ 25% thị phần trở lên đã có thể có những hành vi mang tính độc quyền đối với toàn thị trường như: tăng lãi suất cho vay, áp dụng các loại phí dịch vụ quá cao…

– Một số ngân hàng lợi dụng việc mua bán-sáp nhập để trốn thuế, sau thời gian được miễn giảm thuế, họ sẽ tuyên bố giải thể và sáp nhập vào ngân hàng (doanh nghiệp) khác.

– Sau khi sáp nhập, ngân hàng mới có thể sẽ tái cấu trúc lại bộ phận nhân sự của họ, tinh gọn bộ máy làm cho nhiều người lao động bị mất việc, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân viên và mang lại khó khăn cho nền kinh tế.

Những mặt tích cực và tiêu cực của hoạt động M&A ngân hàng

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?