Nguyên nhân của nợ xấu

đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nguyên nhân của nợ xấu

Các nguyên nhân phát sinh nợ xấu trong nền kinh tế có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên từ thực tiễn quốc tế, các nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng nợ xấu cao có thể chia thành 4 nhóm nguyên nhân chính:

– Nhóm nguyên nhân khách quan

+ Các yếu tố về kinh tế – chính trị: Các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, sự mở rộng tín dụng, lãi suất thực, lạm phát, cung tiền (M2), tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là những “cú sốc” bên ngoài về kinh tế như khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, nợ công hay các yếu tố chính trị – xã hội như nạn tham nhũng, bất ổn định chính trị là những nhân tố có thể gây nên tình trạng nợ xấu của các ngân hàng hay của doanh nghiệp.

+ Các yếu tố về tự nhiên: Những biến động bất lợi về thời tiết, thiên tai, địch họa gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cũng làm cho tình trạng nợ xấu tăng do các khách nợ hay doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.

– Nhóm nguyên nhân từ phía các tổ chức tín dụng (TCTD)

+ Tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức và tập trung quá nhiều vào một số ngành, đặc biệt là những ngành phi sản xuất như chứng khoán, bất động sản…

+ Chất lượng thẩm định khoản vay yếu kém, giám sát bị buông lỏng. Tại một số nền kinh tế theo đuổi chính sách tự do hóa khu vực tài chính, việc dễ dàng tiếp cận các dòng vốn nước ngoài đã khuyến khích các ngân hàng vay tự do từ nước ngoài trong khi thiếu các biện pháp giám sát hiệu quả khiến tình trạng nợ xấu tăng cao, góp phần dẫn đến khủng hoảng tiền tệ.

+ Quản lý ngân hàng và quản trị rủi ro yếu kém. Trong đó, có thể kể đến các nguyên nhân như trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ ngân hàng, nạn tham nhũng, hối lộ trong hoạt động ngân hàng, cơ chế trích lập quỹ dự phòng rủi ro không hợp lý, đặc biệt là khâu định hướng khách hàng mục tiêu, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ bị buông lỏng cũng ảnh hưởng đến nợ xấu phát sinh.

Trong các nguyên nhân nêu trên, tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức và hạn chế trong công tác thẩm định, giám sát các khoản vay được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Tình trạng này cộng hưởng với tác động từ các “cú sốc” bên ngoài rất có thể dẫn tới những trục trặc của hệ thống ngân hàng, hoặc thậm chí là nguy cơ đổ vỡ hàng loạt.

Nguyên nhân của nợ xấu
Nguyên nhân của nợ xấu

– Nhóm nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

+ Phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay: Có doanh nghiệp tỷ lệ vay lên đến 80 – 90% tổng tài sản dẫn đến khi lãi suất cho vay biến động tăng ngoài dự kiến, kinh doanh thua lỗ, không đủ trả lãi vay và vốn vay, dẫn đến tình trạng không trả được nợ ngân hàng.

+ Đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm dẫn đến phân tán nguồn lực đặc biệt là vốn dẫn đến thiếu hụt vốn, sản xuất ngưng trệ dẫn đến phá sản, làm tăng nợ xấu của các ngân hàng.

+ Năng lực quản trị doanh nghiệp yếu kém: Thiếu phương án kinh doanh khả thi, khả năng lập kế hoạch và dự báo kém, thiếu công khai, minh bạch, quản lý nội bộ yếu kém, sử dụng vốn không đúng mục đích.

– Nhóm nguyên nhân từ tài sản bảo đảm

+ Tài sản bảo đảm bị giảm giá trị quá nhanh trong một thời gian ngắn như bất

động sản (BĐS), hàng tồn kho một số khu vực và một số loại hàng hóa.

+ Vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản thế chấp, dẫn đến khó khăn cho các chủ nợ do thời gian xử lý kéo dài,…

Nguyên nhân của nợ xấu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Nguyên nhân của nợ xấu

  1. Pingback: Khái niệm thị trường mua bán nợ xấu - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?