Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam

BHXH ra đời, phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của Nhà nước Việt Nam từ năm 1945, sau khi Cách mạng tháng 8 thành công và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. BHXH được coi là lĩnh vực có quá trình phát triển lâu đời nhất trong hệ thống bảo đảm xã hội ở Việt Nam. Trong những năm qua, BHXH đã đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm xã hội cho người lao động, chủ yếu là công nhân viên chức Nhà nước.

Cơ sở pháp lý đầu tiên của BHXH ở Việt Nam là Hiến pháp năm 1946. Trên cơ sở của Hiến pháp, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh quy định về chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức Nhà nước, bao gồm sắc lệnh số 29/SL ngày 12-03-1947, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20-05-1950, Sắc lệnh số 77/SL ngày 22-05-1950. Theo Hiến pháp năm 1946 và các Sắc lệnh đã ban hành, chế độ BHXH lúc đó được thực hiện hoàn toàn theo nguyên tắc trợ cấp.

Cơ sở pháp lý của BHXH đã được hoàn thiện thêm một bước theo Hiến pháp năm 1959, trong hoàn cảnh Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam- Bắc. Hiến pháp năm 1959 thừa nhận công nhân viên chức có quyền được hưởng trợ cấp BHXH. Nội dung này đã được cụ thể hoá trong điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 và điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ. Hai điều lệ về

BHXH này đã trở thành căn cứ pháp lý quan trọng cho việc thực hiện chế độ bảo hiểm ở miền Bắc XHCN từ đầu năm 1962. Khi đó đối tượng tượng tham gia của chính sách BHXH là cán bộ của đảng, đoàn thể, công chức Nhà nước, nhằm động viên, cổ vũ họ yên tâm phấn khởi lao động sản xuất, góp phần trong công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.

Từ tháng 5 năm 1975, chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước đã góp phần to lớn vào bảo đảm xã hội cho công nhân viên chức, đặc biệt đối với lực lượng quân đội, lực lượng vũ trang nhằm ổn định xã hội sau cuộc kháng chiến kéo dài nhiều năm. Chế độ BHXH lúc đó được thực hiện trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung với những đặc trưng sau:

1. Đối tượng tham gia của BHXH chỉ giới hạn đối với công nhân, viên chức nhà nước, lực lượng quân đội, vũ trang, cán bộ nhân viên của tổ chức đảng, đoàn thể.

2. Do cơ chế bao cấp, BHXH được thực hiện một cách “cào bằng” dẫn đến nhiều đối tượng không đủ điều kiện cũng được hưởng, tạo ra sự ỷ lại vào Nhà nước.

3. Không hình thành quỹ BHXH độc lập mà việc thực hiện bằng nguồn Ngân sách Nhà nước, vì vậy về thực chất Nhà nước đảm nhận toàn bộ trách nhiệm BHXH.

Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, bên cạnh khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã được hình thành, phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thu nhập, đặc biệt là đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Sự đổi mới về cơ chế kinh tế đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và hệ thống BHXH nói riêng, trong đó có lĩnh vực BHXH nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế-xã hội. Văn kiện đại hội đảng lần thứ VII đã nêu rõ: “Cần đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi NLĐ và đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều đóng góp quỹ BHXH. Từng bước tách quỹ BHXH đối với công nhân viên chức ra khỏi ngân sách, trở thành quỹ BHXH chung cho NLĐ thuộc mọi thành phần kinh tế”.

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã nêu rõ: “mở rộng chế độ BHXH đối với NLĐ  thuộc các thành phần kinh tế”. điều  đó cũng chứng tỏ đảng ta đã chú trọng tới bảo đảm cuộc sống cho mọi người dân khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Ngày 26/01/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP về điều lệ BHXH và Nghị định 19/Nđ-CP ngày 16/02/1995 quy định việc thành lập quỹ BHXH, tách quỹ BHXH ra khỏi NSNN. Từ đây đánh dấu sự đổi mới về chính sách BHXH ở nước ta nhằm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong quá trình chuyển đổi kinh tế, thể hiện ở ba điểm chính sau:

Thứ nhất, hình thành quỹ BHXH độc lập, tách khỏi NSNN.

Thứ hai, quỹ BHXH được hình thành trên nguyên tắc cùng đóng góp giữa người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước.

Thứ ba, mở rộng đối tượng tham gia tới người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.

Ngày 28/06/2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức thông qua Luật Bảo hiểm xã hội và có hiệu lực thực hiện loại hình BHXH bắt buộc từ 01/01/2007

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam

  1. Pingback: Khái niệm về bảo hiểm xã hội - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?