KINH NGHIỆM LÀM LUẬN VĂN
Luận văn AZ – Hôm nay rãnh rỗi nên muốn làm một cái gì đó giúp cho các bạn đang hoặc sắp làm luận văn, hi vọng các bạn sẽ có một kết thúc tốt đẹp ở thời đại học. Đây chỉ là kinh nghiệm làm luận văn của cá nhân, mọi chia sẽ có thể đúng hoặc không đúng. Do đó,bạn bè gần xa thấy hay thì share còn không thì bỏ qua nha.
Đối với sinh viên sắp ra trường thì việc làm luận văn là việc hết sức quan trọng, nó là bắt buộc đối với sinh viên Bách Khoa và có thể không bắt buộc đối với sinh viên các trường khác. Việc làm luận văn giúp cho sinh viên tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, khả năng tìm kiếm tư liệu, vận dụng các kiến thức đã học và góp phần xây dựng cho sinh viên nền tảng tự học, tự nghiên cứu trên con đường sự nghiệp sau này. Việc làm luận văn cần chú ý những vấn đề sau:
1) Chọn thầy. Đây là bước đầu tiên khi làm luận văn, các bạn phải xác định con đường nghiên cứu của mình và lựa chọn những thầy có định hướng nghiên cứu phù hợp vì không phải là thầy thì biết tất cả, họ chỉ nắm vững chuyên ngành hẹp mà họ nghiên cứu. Việc lựa chọn những người có tính cách phù hợp với mình cũng cần phải chú ý vì phải hợp tính thì làm việc chung mới hiệu quả. Điều này có thể tìm hiểu từ những anh chị khóa trên để biết. Mình biết có một số thầy rất là “bóc lột” sinh viên, khi làm luận văn thì hay bắt làm đủ thứ không liên quan đến đề tài mà chỉ có lợi cho thầy hoặc là không quan tâm đến mình, mỗi lần hẹn gặp là ngồi chờ dài cổ xong rùi gặp cũng chỉ cho có lệ, tới lúc nộp thì sửa sơ sơ chính tả rùi xong. Mình nghĩ cần tránh những người như thế. Hãy chọn cho mình người thầy tốt, thực sự có tâm.
>> Hướng dẫn viết Luận văn tốt nghiệp đại học
>> Viết luận văn thuê : đâu mới là tốt
>> Nhận viết thuê luận văn, (làm thuê luận văn) đồ án,báo cáo thực tập, tiểu luận, chuyên đề….từ A-Z
2) Chọn đề tài. Bước này cũng khá khó khăn vì gần như mình chả biết gì về những đề tài luận văn cả. Hãy đánh giá xem đề tài nào có tính thực dụng nhất, và có ý nghĩa nhất. Việc lựa chọn được một đề tài hay, có ý nghĩa thực tiễn xem như là một thành công sau này khi bảo vệ vì nó sẽ thu hút được hội đồng khi ta trình bày ý tưởng. Hơn nữa, đề tài càng ý nghĩa thì việc thực hiện sẽ càng làm ta cảm thấy thích thú. Dù khó khăn cách mấy cũng không làm ta chán nản. Trước khi chọn có thể tìm kiếm thử xem trên thế giới có ai làm về nó chưa, hoặc gần giống thế. Nếu có những tài liệu tương tự thì chứng tỏ đó là đề tài khả thi có thể làm được.
3) Tìm tài liệu. Sau khi đã có đề tài thì khoảng nữa tháng đầu gần như ta chỉ tập trung vào việc tìm tài liệu. Hãy tìm thật nhiều tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. Khi search google thì cần thay đổi nhiều từ khóa khác nhau kể cả anh lẫn việt. Tài liệu liên quan càng gần đề tài thì sẽ càng dễ cho ta thực hiện. Mình còn nhớ là đã đọc mấy chục bài báo khoa học quốc tế, chỉ để tìm ý tưởng. Những tài liệu nào ít liên quan thì đọc lướt qua, tài liệu nào liên quan nhiều thì đọc thật kĩ.
4) Tiến hành thực hiện. Hãy chia đề tài thành những module nhỏ để thực hiện lần lượt và có kế hoạch để hoàn thành từng module một trong những khoảng thời gian định trước. Khi thực hiện nếu thấy bế tắt thì nên suy nghĩ sang hướng khác để tránh mất thời gian và đôi khi sẽ giúp ta tìm được hướng đi tốt hơn. Khi hoàn thành hết các module thì có thể mở rộng đề tài hơn để giải quyết bài toán rộng hơn, hãy giải bài toán lý tưởng trước rồi mới nghĩ đến các trường hợp cụ thể và tổng quát hơn.
5) Báo cáo luận văn. Sau khi đã giải quyết xong bài toán, thì phải viết báo cáo như thế nào? Hãy tìm đọc những luận văn có điểm cao của các khóa trước để xem cách họ trình bày ra sao về tên đề tài, ý tưởng, mục lục, bố cục…để có một bản báo cáo hoàn chỉnh. Phải trình bày làm sao nêu bật được ý nghĩa của đề tài và ý tưởng mà mình thực hiện đề tài, có như vậy thì người phản biên mới đánh giá cao đề tài của mình. Người phản biện sẽ không quan tâm nhiều đến lý thuyết áp dụng mà chủ yếu họ để ý tới kết quả mà mình làm được gì! Lý thuyết chỉ nên viết thật sự ngắn gọn. Các nghiên cứu trong nước và quốc tế cũng cần nêu ra để thấy được mình làm được gì hơn họ. Hãy nhớ rằng nghiên cứu là phải biết “ ĐỨNG TRÊN VAI CỦA NGƯỜI KHỔNG LỒ”. Phần trình bày về nội dung chú ý dẫn ra những phần nào là mình tham khảo và những phần nào là mình tự làm. Viết kĩ phần kết quả, phải “show hàng” cho người khác thấy mình đã làm được. Đánh giá xem kết quả của mình tốt hay không, tốt ở điểm nào và điểm nào cần khắc phục, hướng phát triển là gì…
6) Phản biện và bảo vệ. Đây là bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất, thành hay bại cũng là ở bước này. Hãy chuẩn bị slide rõ ràng mạch lạc để người xem hiểu được cơ bản đề tài, đừng liệt kê quá nhiều chữ mà hãy cố nhớ. Cần viết một bản tóm tắt cho hội đồng phản biện chừng 15 trang, hoặc viết theo kiểu paper chừng 6 trang trình bày về đề tài. Việc trình bày luận văn trước hội đồng bị giới hạn thời gian do đó chỉ nêu những ý chính, ý nghĩa đề tài, ý tưởng, những gì mình làm được, kết quả của mình ra sao … không nên nói lan man lý thuyết vì chẳng ai thèm chú ý đâu. Những lỗi nhỏ về mặt đánh máy cũng ko cần lo lắng, điều này ai cũng thông cảm. Nên tập nói trước ở nhà để chủ động về thời gian và giúp mình tự tin hơn khi đứng trước hội đồng. Trong quá trình bảo vệ hãy nói từ từ, rõ ràng, mạch lạc và thu hút. Chú ý là trình bày những điều mà mình hiểu rõ vì hội đồng có thể hỏi sâu hơn những điều mình trình bày. Việc copy mà không hiểu gì là tối kị. Hãy suy nghĩ thử một số câu mà hội đồng có thể hỏi và tìm câu trả lời trước để mình không bị động. Đứng trước hội đồng hãy tự tin mà thể hiện bãn lĩnh cũng như thể hiện trước nhà tuyển dụng sau này. Tuy nhiên, nhớ là “NẾU CÓ CHÉM GIÓ THÌ PHẢI RA ĐƯỢC VẬN TỐC GIÓ”.
Chúc các bạn có một kết thúc thành công nhất.
KINH NGHIỆM LÀM LUẬN VĂN
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Độ dài và tài liệu tham khảo của một luận án tiến sĩ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ