Khái niệm giao thông đô thị

Giao thông đô thị

Khái niệm giao thông đô thị

Giao thông đô thị gồm một hệ thống các loại đường xá và các phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách.

Nó có chức năng đảm bảo sự vận chuyển các đầu vào cũng như đầu ra của các công ty, doanh nghiệp từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, vận chuyển hành khách đi lại hàng ngày nơi làm việc hoặc đến các điểm cần thiết trong đô thị hoặc ngược lại.

Giao thông đô thị phải đảm bảo cho sự vận chuyển hàng hoá và hành khách được thực hiện. Tổ chức  giao thông đô thị phản ánh trình độ phát triển của đô thị đó. Tổ chức giao thông  hợp lý sẽ là động lực của sự phát triển kinh tế của đô thị đó và của cả vùng.

Giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy hoạch đô thị. Mạng lưới giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau.

Quy hoạch không gian hợp lý sẽ quyết định tính chất quy mô của đô thị , nó tạo điều kiện để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong nội bộ đô thị và góp phần thúc đẩy giao lưu với các vùng xung quanh.

Ngày nay, do các kết quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật có tác động đến các ngành các lĩnh vực, các phương tiện giao thông vận tải trên đường bộ phát triển nhanh chóng  về mặt số lượng cũng như chất lượng. Sự hình thành và phát triển đô thị không tách rời sự phát triển của giao thông đường bộ.

Dựa vào tính chất của mối quan hệ giữa giao thông và đô thị mà người ta chia  giao thông đô thị thành Giao thông đối nội và Giao thông đối ngoại.

Giao thông đối nội là sự liên hệ giữa các khu vực trong đô thị, hay giao thông trong nội bộ đô thị mà người ta còn gọi là giao thông đô thị. Giao thông trong đô thị phụ thuộc vào mật độ dân cư và tốc độ tăng trưởng kinh tế, mặt khác còn phụ thuộc vào mật độ đường đô thị và chất lượng lòng đường vỉa hè, trình độ quản lý và ý thức của người dân.

Đường ngoại thành là hệ thống đường trong đô thị, có chức năng đảm bảo giao thông đi lại trong thành phố được thông suốt và có mối quan hệ với mạng lưới đường ngoại thành đảm bảo sự giao lưu kinh tế trong và ngoài thành phố.

Giao thông đối ngoại là sự liên hệ giữa các khu vực, các vùng trong cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Mạng lưới đường ngoại thành còn thiếu về số lượng và rất kém về chất lượng. Hệ thống trục đường hướng tâm càng mở rộng càng làm tăng số lượng các phương tiện từ ngoại thành vào nội thành.

Hơn thế nữa hệ thống đường vành đai chưa hoàn thiện không kết hợp hài hòa được với các trục đường hướng tâm. Đó cũng là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên trong thành phố.

Khái niệm giao thông đô thị

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?