Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với ngành may
Thứ nhất, xây dựng cơ chế phối hợp hành động với các hội trong những vấn đề liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp. Trong thời gian qua, các hiệp hội trong ngành may xuất khẩu nói riêng và ngành dệt may nói chung đã phát huy khá tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, để hoạt động của các hội thành công hơn nữa thì Nhà nước cần tập trung vào một số vấn đề như sau:
– Nhà nước cần đưa vào luật cơ chế phối hợp hành động của Nhà nước với các hiệp hội trong những vấn đề liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp.
– Nhà nước cần coi các hiệp hội như là thành viên chính thức trong việc đề ra những chính sách phát triển kinh tế.
– Nhà nước cần giao cho các hiệp hội quyền đại diện chính thức cho giới chủ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động trong trường hợp để xảy ra những cuộc đình công bất hợp pháp gây phương hại đến hoạt động của doanh nghiệp và gây thiệt hại cho nhà nước.
– Nhà nước nên khuyến khích thành lập hiệp hội dệt may theo khu vực. Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Dệt May Việt Nam trải khắp cả nước. Vì địa bàn phân bố quá rộng cho nên hoạt động của Hiệp hội không hiệu quả do nhiều thành viên không nắm được thông tin kịp thời đối với các sự kiện, mức độ tham gia của các thành viên, do vậy, cũng hạn chế, đặc biệt là những thành viên ở các địa bàn xa trung tâm thành phố lớn. Việc đảm bảo quyền lợi của hội viên, cũng vì lý do này mà không phải khi nào cũng được thực hiện triệt để. Vì vậy, việc thành lập hiệp hội dệt may theo khu vực là cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của hội. Các hiệp hội dệt may theo khu vực sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ bản như:
+ Quảng bá hình ảnh của hiệp hội dệt may khu vực và thu hút các thành viên tham gia hiệp hội;
+ Xây dựng kênh thông tin đến các doanh nghiệp thành viên và các tổ chức có liên quan như các sở, ban, ngành và Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tạo ra sự liên thông, môi trường liên kết hỗ trợ hợp tác bảo vệ phát huy lợi ích của hội viên;
+ Tập hợp nguồn lực để cùng mua cùng bán tạo ra năng lực cạnh tranh mới. Thực hiện chia sẻ đơn hàng và cùng khai thác khả năng của thị trường cũng như cùng tận dụng năng lực của các doanh nghiệp;
+ Xây dựng các chương trình đào tạo, huấn luyện lao động, bổ sung, củng cố lực lượng lao động, giải quyết những vấn đề về lao động như đình công, chanh chấp…
+ Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trên cơ sở liên kết với hiệp hội dệt may các khu vực và Hiệp hội Dệt May Việt Nam;
+ Tìm kiếm giải pháp để giảm chi phí như cùng mua bảo hiểm để được hưởng chính sách ưu đãi, liên kết xây dựng trang web;
+ Chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước thay thế các nguồn nguyên liệu ở nước ngoài.
Thứ hai, hoàn thiện luật lao động với qui định về trả lương. Hiện tại, mối quan hệ giữa người lao động với doanh nghiệp được coi là mối quan hệ kinh tế bởi về bản chất là sự trao đổi mua bán sức lao động nhưng lại được giải quyết bởi các biện pháp hành chính. Vì vậy, luật lao động Việt Nam có qui định không được sử dụng hình thức phạt vào lương. Như vậy, khi người lao động không tuân thủ các qui định, nội qui thì họ chỉ bị nhắc nhở, khiển trách và trừ thưởng chứ không phải là trừ lương và đây là một qui định nhân văn nhưng không phải là một qui định tốt cho việc quản lý lao động.
Thứ ba, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ngoại tệ để tránh tình trạng chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và hệ thống ngân hàng quá khác biệt gây nên khó khăn cho những doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp may xuất khẩu luôn mua được ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng nhà nước và tạo ra những cơ chế ưu đãi trong việc vay vốn đầu tư của doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam.
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với ngành may
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT