Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình

xóa đói giảm nghèo

Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình

Thứ nhất, quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đã đưa ra những chế tài cần thiết đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình, các mức phạt đối với các hành vi vi phạm đã được điều chỉnh hợp lý hơn, khắc phục những tồn tại của các quy định cũ. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định về hình thức phạt tiền của Nghị định này chưa thực sự hợp lý và không có tính khả thi, cụ thể như:

– “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 1). Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác. 2) Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác”. Mức phạt như vậy là quá thấp, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, vì đối với những người có điều kiện kinh tế thì mức phạt tiền như trên là không có ý nghĩa giáo dục với họ. Còn đối với người có điều kiện kinh tế khó khăn thì biện pháp phạt tiền lại càng phản tác dụng do người có hành vi bạo lực vì phải nộp phạt mà trút giận lên nạn nhân bằng những hành vi bạo lực kinh khủng hơn, tinh vi hơn. Ngoài ra, trong trường hợp người có hành vi bạo lực không có thu nhập thì việc phạt tiền với họ là không khả thi, không có tác dụng, do họ không có công ăn việc làm, thường xuyên nhậu nhẹt, say xỉn và đánh đập vợ để lấy tiền uống rượu, khi bị xử phạt thì người phải bỏ tiền nộp phạt chính là nạn nhân (vợ, con).

– “Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình” (Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 167). Vậy mức độ lăng mạ, chửi bới thành viên trong gia đình như thế nào thì sẽ bị xử lý? Muốn có căn cứ để xử phạt cần có bằng chứng, có người đứng ra tố giác hoặc cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Trong khi đó, sự lăng mạ thực hiện bằng lời nói mà thường thì “lời nói gió bay” lấy gì làm căn cứ; liệu lực lượng cán bộ xã, công an… có đủ để theo sát từng nhà, phát hiện hành vi để xử lý trong khi tâm lý chung của người dân Việt Nam là không thích “vạch áo cho người xem lưng”? Mặt khác như đã phân tích ở trên, với mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với người có điều kiện thì họ sẵn sàng nộp phạt và coi như hết trách nhiệm, như vậy, tính răn đe sẽ không cao. Còn nếu rơi vào gia đình có hoàn cảnh khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của gia đình họ. Vì vậy, chắc chắn người người bị lăng mạ không dại gì lại đi khai báo với cơ quan chức năng chỉ vì một câu nói xúc phạm của chồng (vợ) để bị mất tiền, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình.

Xuất phát từ những bất cập nêu trên, chúng tôi cho rằng, có thể bỏ chế tài phạt tiền người chồng hoặc vợ khi có hành vi bạo hành mà dùng hình thức chế tài khác như lao động công ích tại địa phương… Nếu phạt chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề tài chính mà chính nạn nhân lại là người gánh chịu, như vậy sẽ không đạt được mục đích của biện pháp chế tài hành chính này. Việc xử phạt lao động công ích tại địa phương cũng chạm được đến lòng tự trọng của họ, tạo nên tiếng nói dư luận, do đó họ sẽ cố gắng tránh bằng cách không thực hiện hành vi vi phạm, vì thế hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình sẽ cao hơn.

Thứ hai, theo quy định về xử lý hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, khung hình phạt hiện nay đối với một số tội liên quan đến những hành vi bạo lực trong gia đình như: đối với tội bức tử (Điều 100) cao nhất là bảy năm tù, còn các tội khác mức hình phạt cao nhất cũng chỉ tới ba năm tù là chưa nghiêm, chưa đủ để mang tính răn đe. Cần quy định mức hình phạt đối với các hành vi bạo lực gia đình cao hơn mới có tác dụng ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình hiện nay ở Việt Nam. Đối với các tội giết người (Điều 93), tội cố ý gây thương tích (Điều 104) thì không có sự khác biệt giữa người thực hiện hành vi là thành viên gia đình hay không phải thành viên gia đình. Do đó pháp luật hình sự cần bổ sung thêm các tình tiết định khung như: “phạm tội đối với vợ, chồng, con cái” và “gây tổn hại sức khỏe cho các thành viên trong gia đình” vào các tội danh trên. Hành vi hành hạ, ngược đãi gây thương tích, tước đoạt tính mạng của người khác đều là những hành vi mang tính chất đặc biệt nguy hiểm vì nó vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng – một trong những quyền cơ bản của con người, ảnh hưởng xấu cho gia đình và xã hội, làm băng hoại các giá trị đạo đức. Những hành vi này nếu đặt trong quan hệ gia đình thì nó càng mang tính chất nguy hiểm nhiều hơn và cần phải có sự trừng trị nghiêm khắc hơn, bởi những thành viên trong gia đình là những người đã luôn yêu thương, chăm sóc nhau và gắn bó với nhau suốt cuộc đời.

Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?