Vai trò của thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

Vai trò của thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phòng chống tội phạm mua bán người

  • Các công trình nghiên cứu liên quan đến phòng chống tội phạm mua bán người

    Cuốn sách “Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các nghị định thư bổ sung” của các tác giả Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Ngọc Anh.
    Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP)
    Bộ sách “Tội phạm học Việt Nam” của tập thể tác giả Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Yêm.

  • Luận án

    Luận án Tiến sĩ Luật học “Phòng, chống mua bán người tại Việt Nam”
    Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoạt động của Chính phủ trong phòng ngừa tội phạm mua bán người ở Việt Nam” của tác giả Đặng Anh Tuấn.
    Luận án Tiến sĩ Luật học “Cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Thị Lý Quỳnh.
    Luận án Tiến sĩ Luật học “Pháp luật Cộng đồng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam”

  • Đề tài

    Đề tài cấp Bộ “Tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Đặng Xuân Khang.
    Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Phòng, chống mua bán người trong tình hình mới” do Học viện Phụ nữ Việt Nam biên tập, phát hành.

  • Các công trình nghiên cứu liên quan đến phòng chống tội phạm mua bán người ở các tỉnh Tây Bắc

    Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoạt động phòng ngừa tội phạm mua bán người trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Bắc của lực lượng Cảnh sát hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hạnh.
    Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc” của tác giả Trương Giang Long.
    Chuyên đề Hội thảo thuộc đề tài cấp Nhà nước “Hoạt động của Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Tây Bắc” của tác giả Nguyễn Lai Bình.
    Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Thực trạng và kinh nghiệm phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc” do Học viện Chính trị CAND – Bộ Công an biên tập, phát hành

  • Bài báo

    Bài báo “Một số yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra đối với công tác tham mưu phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc” của tác giả Phan Xuân Tuy.
    Bài báo “Kinh nghiệm tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua bán người theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự” của tác giả Nguyễn Văn Oanh.
    Bài báo “Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Lai Châu” của tập thể tác giả Nguyễn Văn Hiện, Hà Thái Hoàn.
    Bài báo “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lai Châu” của tác giả Trần Đoàn Khải.

  • Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật

    Sách “Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật” của Đại học Luật Hà Nội.
    Sách “Giáo trình cao cấp lý luận chính trị” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành pháp luật” của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
    Hai cuốn sách: “Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật” và “Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới” của tác giả Đào Trí Úc.
    Hai cuốn sách “Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam” và “Thực hiện pháp luật và văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội” của tác giả Nguyễn Minh Đoan.

  • Bài báo

    Bài viết “Bảo đảm thi hành pháp luật ở địa phương – khó khăn, thuận lợi và giải pháp” của tác giả Phan Trung Lý.
    Bài viết “Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật” của tác giả Đào Trí Úc.
    Bài viết “Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của công dân ở nước ta hiện nay” của tác giả Hoàng Thị Kim Quế.

  • Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự

    Cuốn sách “Hoạt động điều tra các vụ án buôn bán phụ nữ và trẻ em” của tác giả Nguyễn Văn Cảnh.
    Cuốn sách “Phòng ngừa, điều tra tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội” (nay là lực lượng Cảnh sát hình sự) của tác giả Nguyễn Hoàng Minh.

  • Luận án

    Luận án Tiến sĩ Luật học “Phát hiện, điều tra các tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới của lực lượng Cảnh sát nhân dân” của tác giả Trần Minh Hưởng.
    Luận án Tiến sĩ Luật học “Điều tra tội phạm mua bán người qua biên giới Việt Nam – Campuchia theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự” của tác giả Phan Công Chuyển.
    Luận án Tiến sĩ Luật học “Chuyên án trinh sát đấu tranh chống tội phạm mua bán người theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự” của tác giả Tạ Văn Đẹp.

  • Bài báo

    Bài báo “Những khó khăn, vướng mắc và yêu cầu đặt ra đối với công tác phòng, chống tội phạm mua bán người theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát hình sự giai đoạn 2016 – 2021” của tác giả Trần Ngọc Hà.
    Bài báo “Những khó khăn, vướng mắc và vấn đề cần lưu ý đối với lực lượng Cảnh sát hình sự khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố về tội phạm mua bán người” của tác giả Trần Đăng Huy.

  • Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

    Các công trình nghiên cứu liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người

  • Sách
    Cuốn sách “Human Trafficking: A Global Perspective” (Buôn bán người – Một nhận thức toàn cầu) của tác giả Louise Shelley.
    Cuốn sách “Human trafficking in the People’s Republic of China” (Buôn bán người ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) của tác giả Fan Jia Yang.
    Cuốn sách “Psychological Perspectives on Human Trafficking” (Các quan điểm tâm lý về nạn buôn bán người) của các tác giả Laura Dryjanska, Elizabeth K. Hopper và Hanni Stoklosa.
  • Luận án
    Luận án Tiến sĩ “Priventing and combatting women trafficking from Viet Nam to China” (Phòng ngừa và đấu tranh mua bán phụ nữ từ Việt Nam sang Trung Quốc) của tác giả Phạm Cao Nhiên.
  • Bài báo

    Bài viết “Legislating to combat human trafficking in Việt Nam” (Xây dựng luật pháp để đấu tranh với tội phạm buôn người tại Việt Nam) của tác giả Hoàng Thị Tuệ Phương.
    Bài viết “Assessing Criminal Justice and Human Rights Models in the Fight against Sex Trafficking: A Case Study of the ASEAN Region” (Đánh giá các mô hình tư pháp hình sự và nhân quyền trong cuộc chiến chống buôn bán tình dục: Nghiên cứu trường hợp của khu vực ASEAN) của tác giả Cheah Wuiling.

  • Các công trình nghiên cứu liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát
  • Sách
    Cuốn sách “The international law of human trafficking” (Pháp luật quốc tế về buôn bán người) của tác giả Anne T. Gallagher.
  • Bài báo

    Bài báo “Policing Human Trafficking: Cultural Blinders and Organizational Barriers” (Chính sách buôn bán người: Những khiếm khuyết về văn hóa và những rào cản về tổ chức) của nhóm tác giả Amy Farrell, Rebecca Pfeffer.
    Bài báo “Police officer understandings of human trafficking and awareness of anti-trafficking measures” (Những hiểu biết của sĩ quan cảnh sát về nạn buôn người và nhận thức về các biện pháp chống buôn người) của tác giả Nathan Irwin.
    Bài viết “Stopping Human Trafficking on the Law Enforcement Front Lines” (Ngăn chặn nạn buôn bán người trên các mặt trận thực thi pháp luật) của tác giả Courtney Desilet.
    Bài viết “How Local Police Can Combat the Global Problem of Human Trafficking: Collaboration, Training, Support for Victims, and Technology Are Keys to Success” (Cách cảnh sát địa phương có thể chống lại vấn đề toàn cầu về buôn bán người: Hợp tác, đào tạo, hỗ trợ các nạn nhân và công nghệ là chìa khóa của thành công) tại Diễn đàn nghiên cứu điều hành cảnh sát Washington.

2. Cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

2.1.1. Khái niệm pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời và thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời của lực lƣợng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

  • Khái niệm phòng, chống tội phạm mua bán người

    Tội phạm mua bán người là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác để trao đổi người như một loại hàng hóa nhằm lấy tiền, tài sản hoặc lợi ích khác.
    Phòng, chống tội phạm mua bán người là hoạt động do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, đoàn thể và mọi người dân tiến hành nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi phạm tội mua bán người theo quy định của pháp luật.

  • Khái niệm pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người

    Pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động phòng, chống tội phạm mua bán người, được biểu hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định nhằm xác định, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi phạm tội mua bán người.

  • Khái niệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

    Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh là tổng thể các hoạt động có mục đích của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh nhằm làm cho những quy định pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể thực hiện pháp luật góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, thiết lập trật tự, kỷ cương, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

2.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời của lực lƣợng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

  • Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh do chủ thể là lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh thực hiện và có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương ở cấp độ quốc gia, quốc tế.
  • Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh được thực hiện trên phạm vi địa bàn rộng lớn, đòi hỏi sự chủ động và linh hoạt cao.
  • Trong quá trình thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh phải tiến hành đầy đủ các nội dung theo đúng thẩm quyền.
  • Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh gắn với hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người đến các chủ thể.
  • Áp dụng pháp luật là hình thức phổ biến nhất trong thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh.

2.1.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời của lực lƣợng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

  • Góp phần đưa đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào thực tiễn cuộc sống; góp phần bảo đảm an ninh trật tự; xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
  • Góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân; phòng ngừa, hạn chế và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người.
  • Góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và là tiền đề để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
  • Góp phần thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề có tính khu vực và quốc tế.
  • Góp phần mở rộng, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế trong phòng chống tội phạm ở các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi, giáp biên giới.

2.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật và hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời của lực lƣợng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

2.2.1. Nội dung điều chỉnh pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời của lực lƣợng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

  • Nhóm các quy định về phòng ngừa tội phạm mua bán người.
  • Nhóm các quy định về phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người.
  • Nhóm các quy định về tiếp nhận, xác minh và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của tội phạm mua bán người.
  • Nhóm quy định về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm mua bán người.

2.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời của lực lƣợng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

  • Tuân thủ pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người.
  • Thi hành pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người.
  • Sử dụng pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người.
  • Áp dụng pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người.

2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời của lực lƣợng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh

  • Điều kiện bảo đảm về chính trị.
  • Điều kiện bảo đảm về hệ thống pháp luật.
  • Điều kiện bảo đảm về cơ cấu, tổ chức; cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính.
  • Điều kiện bảo đảm về công tác truyền thông và trình độ văn hóa, nhận thức của các chủ thể.
  • Điều kiện bảo đảm về hợp tác quốc tế trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa.

2.4. Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời ở một số nƣớc trên thế giới và những giá trị tham khảo đối với Việt Nam

2.4.1. Khung pháp luật quốc tế về phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời

  • Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)
  • Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các nghị định thư bổ sung cho Công ước (Công ước TOC)
  • Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Công ước ACTIP)
  • Sáng kiến phối hợp cấp Bộ trưởng phòng, chống buôn bán người Tiểu vùng sông Mê Kông (Tiến trình COMMIT)

2.4.2. Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời ở một số nƣớc trên thế giới

  • Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người ở Hoa Kỳ.
  • Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người ở Nam Phi.
  • Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người ở Trung Quốc.

2.4.3. Những giá trị tham khảo đối với Việt Nam

  • Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người tương thích, phù hợp với pháp luật quốc tế.
  • Việt Nam cần coi trọng việc bảo vệ và trợ giúp nạn nhân bị mua bán.
  • Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh ở Việt Nam phải gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • Hợp tác quốc tế mang tính tất yếu trong thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh ở Việt Nam.
Đánh giá bài viết
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?