Hình thức xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu có một số hình thức như sau:

– Thu hồi nợ xấu trực tiếp từ khách hàng vay/bên bảo lãnh của khách hàng vay trên cơ sở thực hiện các quyền của chủ nợ, tổ chức đôn đốc, yêu cầu khách hàng trả nợ.

– Thực hiện cơ cấu khoản nợ xấu bằng các biện pháp như: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của khách hàng vay; điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện thị trường; giảm một phần lãi hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ.

– Xử lý phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu theo quy định của pháp luật. Việc xử lý tài sản bảo đảm có thể được thực hiện theo thoả thuận của các bên. Trường hợp không có thoả thuận của các bên về xử lý tài sản bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm được bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc các công ty có chức năng đấu giá.

– Sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro nợ xấu: Quỹ dự phòng rủi ro được trích lập dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại trong quá trình cho vay. Dự phòng rủi ro được tính vào chi phí hoạt động tín dụng hàng năm của TCTD. TCTD sử dụng quỹ dự phòng rủi ro bằng cách hạch toán chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết đã thỏa thuận với khách hàng.

Xem thêm: Khái niệm nợ xấu

– Hoán đổi nợ xấu lấy tài sản hoặc hoán đổi nợ xấu với bên thứ ba: Đây là việc các bên tham gia giao dịch thỏa thuận và cam kết đổi nợ xấu lấy tài sản hoặc chuyển nợ xấu từ chủ nợ này sang chủ nợ khác mà không kèm theo việc phải chi trả bất cứ một khoản tiền nào.

– Bán nợ xấu trực tiếp cho nhà đầu tư, thường được thực hiện dưới ba hình thức: Bán nhóm, bán riêng lẻ và liên doanh hợp tác thông qua thoả thuận hoặc bán đấu giá. Các tài sản được bán bao gồm các khoản nợ xấu, cổ phần (chuyển từ các khoản nợ xấu), các tài sản thế chấp và cổ phần.

Khi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm/bảo lãnh ra Toà án: Đây là việc TCTD nộp đơn yêu cầu Toà án tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm đạt được kết quả thu hồi được nợ xấu đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ và đối với bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

– Bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ: Việc xử lý nợ xấu thông qua công ty mua bán nợ là một cơ chế rất phổ biến trong các nền kinh tế thị trường – nơi mà Nhà nước, tư nhân hay bất kỳ thành phần kinh tế nào khác đều bình đẳng trước pháp luật.

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?