Hiệu quả kinh tế đối với hoạt động xuất khẩu lao động

động lực lao động

Hiệu quả kinh tế đối với hoạt động xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động đã được các Nghị định của Đảng và Chính phủ nhiều lần đề cập. Nhiều nước trên thế giới coi trọng xuất khẩu lao động, xuất khẩu lao động vừa ích nước vừa lợi nhà, vì nó là mong muốn không chỉ của Chính phủ mà là của mọi người lao động.

Hiện nay, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hai hình thức chủ yếu; một là, tự cá nhân tìm kiếm việc làm ngoài nước; hai là, thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo hợp đồng cung ứng lao động hoặc hợp đồng nhận thầu, liên doanh liên kết, đầu tư ra nước ngoài. Trên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động được xem xét theo 3 chủ thể tham gia đó là người lao động, doanh nghiệp làm xuất khẩu lao động và Nhà nước.

– Lợi ích của người lao động: Tăng thu nhập cho người lao động

Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuỳ theo luật pháp và thu nhập bình quân của nước sử dụng lao động, người lao động đi làm việc theo các ngành nghề được tuyển chọn trong thời hạn nhất định và được hưởng một khoản thu nhập được qui định trong hợp đồng lao động. Thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên hàng năm trên cơ sở năng xuất lao động của họ. Như vậy sau ba năm làm việc, nếu người lao động hoàn thành các cam kết theo hợp đồng đã ký giữa người sử dụng lao động với công ty xuất khẩu lao động thì người lao động có thể tích lũy được một khoản tiền tương đối lớn, Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 – 15 lần so với thu nhập trong nước. Bình quân sau mỗi hợp đồng thường là 3 năm một người lao động tiết kiệm được số ngoại tệ tương đương khoảng 200- 500 triệu đồng mang về nước, Với số tiền tích luỹ được, nhiều người lao động không chỉ xóa được nghèo mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác khi tái hòa nhập cộng đồng.

– Lợi ích của doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp

Theo sự phân công lao động xã hội, các tổ chức hoạt động xuất khẩu lao động là chủ thể quan trọng nhất quyết định sự thực hiện thành công hay thất bại chiến lược xuất khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay.

Nói cách khác, doanh nghiệp xuất khẩu lao động là nơi tạo ra lợi ích cho người lao động và hiệu quả kinh tế quốc dân cho Nhà nước. Thông thường, khi hoàn thành dịch vụ của mình tổ chức xuất khẩu lao động nhận được một khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương cơ bản của người lao động khoản từ 10 – 18% tuỳ theo ngành nghề. Khoản thu này đủ để các tổ chức xuất khẩu lao động trang trải các khoản chi phí khai thác và tìm kiếm thị trường, tuyển chọn lao động, duy trì bộ máy hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo luật định.

– Lợi ích của Nhà nước: Nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Xuất khẩu lao động được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ về cho đất nước. Theo kết quả điều tra nếu không tính đến giá trị quyền sử dụng đất để xây dựng địa điểm làm việc thì muốn tạo ra một việc làm trong nước phải đầu tư tối thiểu từ 45 đến 50 triệu đồng, như vậy thông qua xuất khẩu lao động hàng năm Nhà nước đã tiết kiệm được một lượng vốn đầu tư tạo chỗ làm mới cho người lao động, một con số đáng phải suy nghĩ trong hoàn cảnh ngân sách của các quốc gia luôn trong tình trạng bội chi. Mức đầu tư chi phí quản lý Nhà nước, mức bình quân cho một lao động mỗi năm khoảng 30 USD và thu về cho ngân sách khoảng 37,6 USD, quả là chưa có suất đầu tư nào có lợi như vậy. Ngân sách Nhà nước thu hàng trăm triệu USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao, thuế doanh thu của doanh nghiệp xuất khẩu lao động tính trên số tiền phí dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng, lệ phí cấp hộ chiếu…

– Về xã hội: Đối với một nước gần 100 triệu dân, với trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên gần 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Trong mấy năm gần đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trên dưới 70 nghìn người và đến nay đã có khoảng 800 nghìn người Việt Nam đang làm việc ở khoảng trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Song nếu so với Philippines có cùng số dân và số người trong tuổi lao động như Việt Nam thì kết quả trên còn thấp hơn rất nhiều. Năm 2004, nước này đã có 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa Philippines vượt qua Mexico trở thành nước xuất khẩu lao động lớn nhát thế giới. Cho đến nay, nước này có khoảng 11 triệu lao động làm việc ở 62 nước, đông nhất là tại Mỹ, ả Rập Saudi, Malayxia, Canada, Nhật Bản…      Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị…

– Về quan hệ đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tao ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Cung cấp cho nhau những thông tin quan trọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm hai bên cùng có lợi. Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điêù kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác khác.

Hiệu quả kinh tế đối với hoạt động xuất khẩu lao động

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Hiệu quả kinh tế đối với hoạt động xuất khẩu lao động

  1. Pingback: Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực Mỹ | dvvietthueluanvan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?