Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển

báo cáo tài chính

Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và an sinh xã hội

Khi mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng càng gắn kết thì vai trò của an sinh xã hội đối với quá trình tăng trưởng và giảm bất bình đẳng cần đặc biệt chú trọng hơn. Do vậy, cần hết sức chú ý đến những nhóm người dễ bị tổn thương. Nhóm người dễ bị tổn thương là: nông dân bị mất đất canh tác, bị thiên tai dịch bệnh, những người bị rủi ro cá nhân, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, người di cư tự do vào các đô thị, người nghèo và cận nghèo.

Chính sách xã hội phải hướng tới nhóm người này, trong đó người nghèo, trẻ em, phụ nữ, người già, người tàn tật là những người cần được quan tâm nhiều nhất và chắc chắn họ phải được hưởng chế độ an sinh xã hội đầy đủ.

Tăng thu nhập và giảm nghèo thường đi kèm với việc tăng các chỉ số về vốn nhân lực, được đo lượng bằng trình độ học vấn và sức khoẻ. Tuy nhiên, lợi ích của công cuộc đổi mới không được chia sẻ một cách cân đối. Mức tăng thu nhập và vốn nhân lực của người giàu nhiều hơn của người nghèo. Sự chênh lệch về vốn nhân lực tăng lên tạo ra rào cản cho việc thực hiện chiến lược tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam. Sự bất bình đẳng về thu nhập có thể được điều chỉnh dễ hơn rất nhiều so với sự bất bình đẳng về vốn nhân lực vốn là cơ sở cho sự tăng trưởng trong tương lai. Do sự tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam phải dựa vào lao động có trình độ và tay nghề cao – như các con hổ Châu Á khác – nên sự gia tăng bất bình đẳng về vốn nhân lực không chỉ đưa ra các giới hạn cho sự giảm nghèo trong tương lai mà còn cả giới hạn cho sự tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao có thể góp phần làm tăng sự chênh lệch về vốn nhân lực khi mà mức
lương cao làm tăng chi phí cơ hội cho thời gian đầu tư vào sức khoẻ và giáo dục.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Phát triển kinh tế tư nhân nhằm tác động đến bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế[/message]

Điều này là đặc biệt đúng cho những người nghèo làm việc trong khu vực không chính thức. Vì vậy, các biện pháp nhằm tăng vốn nhân lực cho người nghèo vừa góp phần giảm nghèo, vừa thúc đẩy tăng trưởng. Đối với vấn đề giáo dục, Nhà nước đảm bảo cho tất cả mọi người dân tiếp cận đối với giáo dục có chất lượng. Với cấu trúc dân số như hiện nay, lượng học sinh đến tuổi đi học ở các cấp trong thời gian tới sẽ tương đối ổn định, và do đó hệ thống giáo dục có cơ hội để tăng cường chất lượng mà không phải chịu sức ép quá tải. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục – đào tạo cần chú trọng tới hoạt động dạy nghề và rèn luyện kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Đối với vấn đề y tế, hệ thống y tế với chi phí vừa phải sẽ giúp nhiều gia đình tránh được bẫy nghèo do chi phí y tế quá cao và mất thu nhập khi gia đình có người ốm. Nhà nước phải dành ưu tiên cao nhất cho việc cung cấp đủ y, bác sĩ, các thiết bị y tế và nguồn tài chính cần thiết cho các trung tâm y tế ở cấp cơ sở. Các bệnh viện và phòng khám phải được theo dõi và điều tiết bởi cả nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp. Cung cấp lưới an sinh xã hội cho người nghèo và dễ bị tổn thương bởi những cú sốc hay thăng trầm của nền kinh tế là điều kiện cần thiết để đảm bảo mọi người dân được chia sẻ thành quả của phát triển, đồng thời cũng giúp cho sự phát triển trở nên hài hòa và bền vững hơn. Do vậy, nhà nước cần cải cách chế độ bảo hiểm cho những người nghèo ở cả nông thôn và thành thị thông qua tài trợ bằng thuế đánh vào các nguồn tài sản như bất động sản, chứng khoán.

Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và an sinh xã hội

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển

  1. Pingback: Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?