Đặc điểm quản lý rủi ro Công ty cổ phần chứng khoán

thị trường chứng khoán

Đặc điểm quản lý rủi ro Công ty cổ phần chứng khoán

Khái niệm trên cũng đúng đối với quản lý rủi ro của CTCK, đặc biệt là các công ty tồn tại dưới hình thức sở hữu là công ty cổ phần, song mang tính đặc thù của hoạt động kinh doanh chứng khoán dưới đây:

Một là, quản lý rủi ro là yêu cầu mang tính bắt buộc và có vai trò trung tâm trong quản trị CTCK. Theo quy định của luật chứng khoán, cũng như yêu cầu quản trị doanh nghiệp hiện đại, QLRR là một trong những yêu cầu bắt buộc, có thể được áp dụng và đem lại lợi ích cho mọi công ty, bất kể quy mô, loại hình tổ chức, số lượng cổ đông, cơ cấu sở hữu và các đặc tính khác. Tuy nhiên, riêng đối với công ty cổ phần – loại hình doanh nghiệp có số lượng người đồng chủ sở hữu lớn đòi hỏi một cơ chế quản lý rủi ro phức tạp hơn để đáp ứng yêu cầu gia tăng giá trị công ty và minh bạch trong quản lý.

Mặt khác, theo nguyên tắc hoạt động của TTCK, CTCK là đối tượng phải đáp ứng yêu cầu minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh tình hình tài chính cũng như thực hiện công bố thông tin cho công chúng đầu tư, cho khách hàng theo quy định. Do đó, các CTCK muốn tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán phải đáp ứng yêu cầu là công ty cổ phần, thực hiện quản trị công ty cũng như quản trị rủi ro theo luật định. Vì vậy, đối với CTCK tồn tại dưới hình thức sở hữu là công ty cổ phần, quản lý rủi ro không chỉ là đòi hỏi của các cổ đông và các bên liên quan mà còn là đòi hỏi của pháp luật và thị trường.

Điều này tương đối khác với các CTCK tồn tại dưới hình thức là công ty hợp danh hay công ty trách nhiệm hữu hạn. Đối với những loại hình này, cơ cấu quản lý thường gọn nhẹ với số lượng thành viên tham gia không nhiều. Trong đó các thành viên cùng góp vốn cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và không có đòi hỏi phải thực hiện công khai, minh bạch thông tin như cổ đông của công ty cổ phần. Vì vậy, công tác quản trị doanh nghiệp cũng như QLRR không đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh.

Với những lập luận trên, từ đây trở đi, khi luận án đề cập đến QLRR của CTCK là muốn hàm ý đến QLRR của CTCK tồn tại dưới hình thức là công ty cổ phần vì đây được xem như một yêu cầu bắt buộc trong việc thực hiện quản trị doanh nghiệp của công ty cũng như đáp ứng yêu cầu của thị trường và nhà đầu tư nhằm đảm bảo gia tăng giá trị doanh nghiệp và minh bạch trong quản lý và thông tin trên thị trường chứng khoán.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm quản lý rủi ro Công ty cổ phần chứng khoán[/message]

Hai là, dưới góc độ quản lý nhà nước, QLRR hoạt động kinh doanh của CTCK có nhiều điểm tương đồng với quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do cùng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, từng định chế phải biết cách xử lý một cách hữu hiệu các nguồn rủi ro tài chính tương tự  nhau. Ngoài ra ranh giới của các hoạt động kinh doanh giữa hai định chế có xu hướng ngày càng bị xóa nhòa. Các ngân hàng thương mại hiện nay chuyển sang hoạt động kinh doanh chứng khoán và thực hiện một số chức năng bảo hiểm và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Danh mục kinh doanh của các ngân hàng gồm các tài sản có, tài sản nợ và các công cụ đầu tư phái sinh không khác gì so với đầu tư của các CTCK. Tuy nhiên, so với hoạt động của thị trường tài chính ngân hàng, hoạt động của các CTCK có sự linh hoạt hơn về các phương thức kinh doanh, sản phẩm nghiệp vụ kinh doanh, do đó phương thức xử lý các rủi ro để tìm kiếm cơ hội kinh doanh cũng linh hoạt hơn.

Ba là, quản lý rủi ro thông qua quản lý vốn. Hoạt động kinh doanh chứng khoán là hoạt động kinh doanh có điều kiện, trong đó điều kiện về vốn luôn được đặt lên hàng đầu. Về cơ bản an toàn vốn ở các nước thường được quản lý ở hai cấp độ bắt buộc (vốn pháp định) và tự nguyện (vốn kinh tế) [12]. Những quy định này cũng được đề cập đến trong nội dung an toàn tài chính của các định chế tài chính của các tổ chức như  Basel, IMF, OECD, …

Vốn pháp định (regulatory capital): hay còn được gọi là vốn cơ bản là mức vốn an toàn tối thiểu theo các quy định của pháp luật của từng quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình quy định vốn tối thiểu dựa theo các phiên bản của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS). Hiện tại, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đã cho ra đời ba phiên bản của Hiệp định an toàn vốn. Phiên bản Basel I năm 1988 tập trung vào quy định an toàn vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và chỉ áp dụng cho NHTM. Phiên bản Basel II năm 2006 là một phiên bản toàn diện về an toàn vốn cho rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động nhằm mở rộng phạm vi hoạt động sang các Ngân hàng đầu tư, CTCK. Phiên bản Basel III năm 2010 nâng cao hơn nữa chất lượng vốn cũng như thanh khoản của các định chế tài chính.

Vốn kinh tế (economic capital): là một khái niệm an toàn vốn do bản thân các CTCK tự phát triển nhằm tạo cho mình một khung quản lý rủi ro tiên tiến. Cũng tương tự như vốn pháp định, vốn kinh tế cũng nhằm bù đắp các rủi ro trong hoạt động của công ty bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động. Sự kết hợp giữa vốn pháp định và vốn kinh tế hình thành nên một cơ cấu vốn chủ sở hữu tối ưu, vừa đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, vừa đáp ứng các yêu cầu quản lý nội bộ của CTCK.

Đặc điểm quản lý rủi ro Công ty cổ phần chứng khoán

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?