Các quan điểm về phát triển đội ngũ giảng viên

Khái niệm hội tụ kế toán quốc tế

Mục lục

Các quan điểm về phát triển đội ngũ giảng viên

Có nhiều quan điểm về phát triển đội ngũ giảng viên, nhưng xét trên mục tiêu phát triển có thể quy lại thành 3 nhóm cơ bản: (1) Phát triển đội ngũ giảng viên lấy cá nhân giảng viên làm trọng tâm; (2) Phát triển đội ngũ giảng viên lấy mục tiêu phát triển nhà trường làm trọng tâm; (3) Phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở kết hợp hài hòa nhu cầu, lợi ích của giảng viên và mục tiêu chung của nhà trường.

– Quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên lấy cá nhân giảng viên làm trọng tâm:

Từ nhận thức cho rằng giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo đã hình thành nên quan điểm coi cá nhân giảng viên là trọng tâm của công tác phát triển đội ngũ giảng viên các cơ sở GDĐH. Theo quan điểm này, nhà trường cần chú trọng đặc biệt đến nhu cầu, nguyện vọng và động cơ phấn đấu của mỗi cá nhân giảng viên để khuyến khích sự phát triển nghề nghiệp cũng như sự phát triển cá nhân của họ với tư cách là người giảng viên, đồng thời là những con người. Điểm hạn chế của quan điểm này là chỉ chú trọng phát triển cá nhân giảng viên mà chưa quan tâm đến mục tiêu phát triển của nhà trường.

– Quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên lấy mục tiêu phát triển nhà trường làm trọng tâm:

Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ giảng viên là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tiềm lực của nhà trường, được coi như một tác động vào nội dung hoạt động nhằm thay đổi hiện trạng của nhà trường để đạt được các mục tiêu đề ra. Mục tiêu phát triển của nhà trường được xem là cơ sở cốt lõi cho việc xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển đội ngũ giảng viên. Điểm hạn chế của quan điểm này là chỉ quan tâm chủ yếu đến mục tiêu phát triển của nhà trường mà ít chú ý đến nguyện vọng của mỗi cá nhân giảng viên nên chỉ tạo được động lực bên ngoài mà chưa tạo được động lực bên trong để thúc đẩy giảng viên phấn đấu hoàn thiện hơn.

– Quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở kết hợp hài hòa nhu cầu, lợi ích của giảng viên và mục tiêu chung của nhà trường:

Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ giảng viên được xem như một quá trình mà trong đó các nhu cầu, lợi ích và mục tiêu của nhà trường và giảng viên đồng thời được chú trọng thích hợp; nhu cầu của cả hai phía đều được cân nhắc, được hòa hợp cân bằng nhau đảm bảo cho việc phát triển đội ngũ giảng viên và phát triển nhà trường đều đạt hiệu quả cao.

Để đạt được điều đó, cần phải có sự đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo cân bằng các nhu cầu, mong muốn, tiềm năng của mỗi cá nhân giảng viên với sự phát triển của nhà trường trong hiện tại và tương lai. Kế hoạch và chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách đầy đủ nhu cầu, mục tiêu hiện tại và phát triển trong tương lai của nhà trường.

So sánh với hai quan điểm nêu trên cho thấy, quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở kết hợp hài hòa nhu cầu, lợi ích của giảng viên và mục tiêu chung của nhà trường chiếm ưu thế rõ rệt, vì nó vừa tạo động lực phát triển các năng lực cần thiết của cá nhân người giảng viên, vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển của nhà trường. Như vậy, quan điểm này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của GDĐH trong bối cảnh hiện nay.

Các quan điểm về phát triển đội ngũ giảng viên

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Các quan điểm về phát triển đội ngũ giảng viên

  1. Pingback: Các bước phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng nâng chất lượng đào tạo - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên - Download Luận Văn

  3. Pingback: Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?