Vai trò của người dân trong cải cách thủ tục hành chính

cách thủ tục hành chính

Vai trò của người dân trong cải cách thủ tục hành chính

Cải cách hành chính được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của nền hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Đây là chương trình có mức độ tác động mạnh mẽ, sâu sắc và rộng khắp. Nó đã tạo được nhiều bước chuyển biến lớn trong hệ thống quản lý hành chính công, xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiện đại, phục vụ tốt hơn cho những nhu cầu ngày càng tăng của người dân và tổ chức.

Nhìn chung hiện nay người dân có vai trò vô cùng quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính bao gồm:

Thứ nhất: Người dân là người tuân thủ tất cả các quy định của nhà nước trong quá trình quản lý hành chính, là người thụ hưởng những dịch vụ hành chính công mà Nhà nước cung ứng. Do đó, sự chấp hành nghiêm túc của người dân là sự phối hợp tích cực, có ý nghĩa thiết thực đối với công tác cải cách thủ tục hành chính. Bộ máy hành chính do Nhà nước thiết lập ra, các quy định thể chế, cụ thể là các thủ tục hành chính do Nhà nước đề ra, sắp xếp trên cơ sở khoa học, đội ngũ cán bộ công chức được bố trí hợp lý, có đủ năng lực,… nhưng sẽ không thể vận hành nền hành chính công tốt nếu không có sự “hợp tác” tích cực của người dân. Nhân dân khi đến yêu cầu chính quyền giải quyết công việc cho mình, nếu họ hiểu biết và tuân thủ theo các quy định được niêm yết công khai tại trụ sở, mọi yêu cầu sẽ được đáp ứng theo đúng trình tự. Các cán bộ, công chức cũng sẽ phối hợp với nhau nhịp nhàng để giải quyết công việc cho dân. Nhưng nếu ngược lại, mọi việc sẽ đình trệ, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của chính quyền cũng như ảnh hưởng đến việc đáp ứng yêu cầu của các cá nhân, tổ chức khác.

Trong rất nhiều trường hợp, do người dân không nắm vững và thực hiện đầy đủ các yêu cầu, thủ tục về hồ sơ, giấy tờ, nên cơ quan hành chính không thể giải quyết công việc của họ và có quyền đề nghị họ hoàn chỉnh hồ sơ thì mới giải quyết. Trên thực tế người dân thường xử lý tình trạng này theo các cách sau: người dân bỏ cuộc, không tiến hành hoạt động gắn với loại dịch vụ này; người dân tiến hành chui, không xin phép chính quyền; nhờ vả, chạy chọt vòng vèo, đút lót cho cán bộ, công chức liên quan đến công việc. Tất cả những tình huống nói trên đều đưa đến những hậu quả tiêu cực cho công dân, cho nhà nước và cho xã hội.

Như vậy, có thể thấy, cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng nêu ra nhiều chương trình, hoạt động, nhiều nội dung, mục tiêu đòi hỏi nỗ lực của toàn bộ nền hành chính, nhưng, mọi việc sẽ không thể thực hiện có hiệu quả nếu không có sự tham gia, hợp tác tích cực của người dân.

Thứ hai, ý kiến, sự tham vấn của người dân vào các vấn đề cải cách thủ tục hành chính của nhà nước là một đóng góp quan trọng cho sự thành công của chương trình. Bởi vì, không ai khác, người dân là những người tham gia trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, và do đó là người hiểu sâu sắc những thủ tục hành chính nào còn rườm rà, không cần thiết, gây cản trở, khó khăn cho họ. Do đó, sự tham gia, đóng góp của người dân ngay từ khi xây dựng chủ trương, chính sách sẽ góp phần đảm bảo tính khả thi, thiết thực và hiệu quả của các thủ tục hành chính.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Cải cách hành chính là gì? Tại sao Chính phủ lại lựa chọn cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá ?[/message]

Theo “Báo cáo tổng quan những Nghiên cứu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam” của CEPR (Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách – ĐH Kinh tế – ĐH quốc gia Hà Nội), các chuyên gia của CEPR cho rằng một giải pháp quan trọng giúp cho công cuộc cải cách các thủ tục hành chính chỉ có thể đạt được hiệu quả là: Phải nhanh chóng và đẩy mạnh sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước vào đề án 30 (đề án cải cách thủ tục hành chính). Những hiệp hội doanh nghiệp, các viện nghiên cứu (chính là nhân dân)… cần được tạo cơ hội để có tiếng nói ảnh hưởng hơn nữa vào việc thực hiện đề án, bởi những đề xuất từ họ mới là những đề xuất từ thực tiễn sản xuất kinh doanh. Một hình thức nữa là để các đối tượng này có quyền tham gia vào một hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính cho đề án 30.

Thứ ba: trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, người dân hiểu hơn ai hết công chức nào tốt, không tốt, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính như thế nào. Vì thế, sự đánh giá của người dân về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, về thái độ, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức khi tham gia quá trình giải quyết thủ tục hành chính là một kênh giám sát đặc biệt quan trọng và hiệu quả. Chính vì vậy, thông tin phản hồi từ phía người dân là một kênh thông tin xã hội tốt cho hoạt động cải cách thủ tục hành chính để những nhà quản lý có thể tham khảo và điều chỉnh cũng như là một “áp lực” để đội ngũ cán bộ, công chức sửa mình, làm cho đúng.

Vai trò của người dân trong cải cách thủ tục hành chính

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?