Quan niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Trong chương 1 luận án đã nêu rõ, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến nhưng vẫn chưa có sự thống nhất, thể hiện ở một số điểm:
Một là, NLCT của doanh nghiệp là khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, duy trì và mở rộng thị phần so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của doanh nghiệp.
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của DN khác. Theo từ điển thuật ngữ chính sách thương mại (1997) định nghĩa năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Tuy nhiên quan niệm này mang tính chất định tính, khó có thể định lượng [12],[32].
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) đưa ra định nghĩa như sau: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các DN, các ngành kinh tế, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” (1996) [14],[32]. Ở đây năng lực canh trạnh đồng nghĩa với năng suất các yếu tố đầu vào.
Bốn là, năng lực cạnh tranh của DN đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh – là sự sở hữu những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi [14],[32].
Nhà kinh tế học người Mỹ Michael E.Porter cho rằng đối với doanh nghiệp sức cạnh tranh có nghĩa là năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toàn cầu mà có được [10],[11]. Theo đó thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường ở quy mô thế giới.
Trong chương này, luận án xin phân tích bổ sung thêm, đó là theo Đại từ điển Tiếng Việt thì năng lực (1) là những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì; (2) là khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc. Năng lực cạnh tranh: khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ [2].
Tuy nhiên định nghĩa này chưa bao quát hết được năng lực cạnh tranh nói chung mà mới chỉ giới hạn hẹp cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong luận án này, năng lực cạnh tranh được tiếp cận theo khía cạnh sức mạnh nội tại của bản thân doanh nghiệp khiến nó mạnh hơn đối thủ cả về mặt tuyệt đối (có tiềm lực mọi mặt cao hơn), lẫn mặt tương đối (tận dụng tốt hơn cơ hội thị trường, thích ứng tốt hơn với điều kiện môi trường). Với quan niệm như vậy, kế thừa có chọn lọc các điểm hợp lý trong các quan niệm nêu trên, có thể định nghĩa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao các ưu thế của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và thích ứng với môi trường nhằm gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần, phát triển bền vững”.
Bản thân ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp, tuy nhiên là doanh nghiệp đặc biệt (thể hiện ở lĩnh vực kinh doanh, điều kiện hoạt động, cơ quan quản lý…). Do vậy năng lực cạnh tranh của NHTM có thể định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là khả năng do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở nắm bắt kịp thời các cơ hội để duy trì và phát triển những lợi thế vốn có nhằm củng cố và mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận, chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh hoặc sức ép của các lực lượng cạnh tranh”.
Hay một cách diễn đạt khác, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là sức mạnh nội tại của bản thân ngân hàng đó để có thể đưa ra các sản phẩm (dịch vụ) đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và duy trì, thu hút khách hàng, mở rộng thị phần nhằm gia tăng lợi nhuận
Quan niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Tính tất yếu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ