Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Khái niệm về GroupOn

Mục lục

Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Ta có thể chia nguồn vốn của ngân hàng thương mại thành các loại như sau:

1. Vốn tự có:

Vốn tự có của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được thuộc về sở hữu của ngân hàng. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài để hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng.

Do tính chất ổn định của nó, Ngân hàng có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, mua tài sản cố định, dùng để đầu tư hay góp vốn liên doanh¼ vốn tự có là căn cứ quyết định khả năng thanh toán khi Ngân hàng gặp rủi ro. Sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định năng lực và sự phát triển của ngân hàng thương mại. Vốn tự có của Ngân hàng được hình thành căn cứ vào hình thức tổ chức của ngân hàng thương mại là: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần hay ngân hàng thương mại liên doanh¼

Vốn tự có gồm các thành phần: vốn tự có cơ bản, vốn tự có bổ sung.

+ Vốn tự có cơ bản: Là vốn điều lệ – vốn pháp định

  • Vốn điều lệ: do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của

Ngân hàng, theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định.

  • Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp

luật quy định.

+ Vốn tự có bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phưong thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và các quỹ như: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ đặc biệt và quỹ khác. Nguồn nội bộ (nguồn từ lợi nhuận): Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy từ lợi nhuận và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu năm có thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao hơn với vốn của chủ hình thành ban đầu.

Nguồn bên ngoài: Là nguồn bổ xung từ phát hành thêm cổ phiếu để mở rộng quy mô hoạt động hoặc để đổi mới trang thiết bị hay để đáp ứng yêu cầu vốn của chủ do ngân hàng nhà nước quy định.

+ Nếu phát hành cổ phiếu thường phải chia sẻ quyền lực và lợi nhuận

+ Nếu phát hành cổ phiếu ưu đãi thì không chia sẻ quyền lực và lợi tức là cố định

+ Nếu phát hành trái phiếu chuyển đổi thì không mất quyền sở hữu và lợi nhuận có thể chuyển đổi ra tiền tiết kiệm nhưng trái phiếu vẫn là một khoản nợ và ngân hàng phải để một khoản quỹ để trả nợ.

Đặc điểm của hình thức huy động này là không thuờng xuyên song giúp ngân hàng có được lượng vốn sở hữu vào lúc cần thiết.

Các quỹ:

+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Là quỹ được dùng với mục đích tăng cường

vốn tự có ban đầu. Lợi nhuận hàng năm bổ sung vào quỹ này cho đến khi đạt 50% vốn tự có thì sẽ chuyển thành vốn tự có.

+ Quỹ dự trữ đặc biệt: Là quỹ dùng để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình

kinh doanh nhằm bảo toàn vốn.

+ Các quỹ khác: Gồm có lợi nhuận chưa phân phối, quỹ phúc lợi, quỹ khen

thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định.

Các quỹ trên thuộc sở hữu của ngân hàng. Nguồn hình thành là từ thu nhập của ngân hàng thương mại mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể được coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng (vốn bổ xung) do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn.

2. Vốn huy động:

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Nguồn vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút.Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của NHTM. Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Do đó, các NHTM luôn quan tâm khai thác để mở rộng tín dụng. Nhưng nguồn vốn này chỉ được sử dụng một phần để kinh doanh, còn phải dự trữ một tỷ lệ hợp lí để đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn huy động gồm có: Vốn tiền gửi và phát hành những giấy tờ có giá.

  • Vốn tiền gửi:

+ Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhưng có thể rút ra bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu này (gửi tiền để sử dụng séc, sử dụng thẻ rút tiền hoặc để thực hiện dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ LC hay dịch vụ nhờ thu). Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi, gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý.

  • Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch): Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá

nhân để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Ngân hàng thực hiện các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân trong phạm vi số dư cho phép. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân có thể được nhập vào tiền gửi thanh

toán theo yêu cầu, với loại tiền gửi này lãi suất là rất nhỏ (hoặc bằng 0)

Tiền gửi không kỳ hạn chỉ không ổn định với cá nhân còn đối với doanh nghiệp rất ổn định.

  • Tài khoản tiền gửi thanh toán: Là tài khoản mà việc rút và nộp tiền được thực

hiện bằng séc hoặc chuyển khoản.

  • Tài khoản vãng lai: Là tài khoản lúc dư nợ, lúc dư có.

Tuy nhiên, ở Ngân hàng luôn có sự chênh lệch giữa xuất và nhập trên mỗi tài khoản tiền gửi thanh toán, thường nhập lớn hơn xuất. Từ đó, tạo nên một khoản tiền tạm thời nhàn rỗi và Ngân hàng có thể sử dụng một phần để kinh doanh.

  • Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: Là khoản tiền kí gửi với mục đích an toàn tài

sản, không phải để thanh toán, khi cần khách hàng có thể rút ra để chi tiêu và Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu của họ. Ngân hàng có thể sử dụng phần dư thừa nếu đảm bảo được khả năng chi trả.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận giữa khách hàng và Ngân hàng về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc khách hàng không được rút tiền trước thời hạn. Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. Chính vì vậy các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các khoản tiền gửi có kỳ hạn không được dùng để thanh toán, thường có lãi xuất cao và thời hạn dài hơn.

+ Tiền gửi tiết kiệm: Là một phần thu nhập của người lao động chưa sử dụng đến, tạm thời nhàn rỗi. Họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn và hưởng lãi. Tiền gửi tiết kiệm có hai loại: tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn.

  • Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào nhưng không được dùng các phương tiện thanh toán để chi trả cho khách hàng.
  • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận của khách

hàng và Ngân hàng về thời hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

  • Tiền gửi của các ngân hàng khác là nguồn tiền của các ngân hàng thường mài

gửi vào nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ hay một số mục đích khác.

Đây là nguồn vốn chính để ngân hàng kinh doanh tiền tệ, nó là một trong những nguồn vốn ổn định nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp chủ yếu là ngắn hạn vì doanh nghiệp hoạt động có chu kỳ, khi nào tạm thời thừa vốn thì mới gửi ngân hàng. Mặt khác: Lãi suất huy động nhỏ hơn lãi suất vay nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế.  Nếu lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất huy động: Ngân hàng có lãi. Nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế <lãi suất cho vay < lãi suất huy động thì mọi người gửi hết tiền vào ngân hàng và không kinh doanh nữa như vậy ngân hàng không cho ai vay được điều này không thể xảy ra do đó không bao giờ gửi vốn vào ngân hàng trung dài hạn vì mục đích họ hướng tới là tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế.

  • Phát hành giấy tờ có giá:

Bên cạch các phương thức trên, các Ngân hàng thương mại còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và kỳ phiếu. Thực chất là việc huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá.

+ Kỳ phiếu ngân hàng là giấy nhận nợ của ngân hàng có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng: Đặc trưng của nó là quản lý được chính sách lãi suất trong ngắn hạn, tính lỏng cao, Ngân hàng phát hành chủ động hơn về mặt quy mô hoạt động (chỉ thông qua tổng giám đốc)

+ Trái phiếu ngân hàng là giấy nhận nợ của ngân hàng có thời hạn lớn hơn 12 tháng: Đặc trưng: Quản lý được chính cách lãi suất trong dài hạn, tính lỏng cao, có thể mua bán được trên thị trường chứng khoán, phát hành thông qua thống đốc ngân hàng

+ Chứng chỉ tiền gửi: Các giấy tờ có giá được Ngân hàng phát hành từng đợt, tuỳ theo mục đích với sự chấp thuận của ngân hàng thương mại, hình thức huy động vốn này các ngân hàng thương mại phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi thông thường.

Qua trình bày trên, vốn huy động là nguồn vốn giữ vị trí quan trọng và chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn (khoảng 80%). Các ngân hàng thương mại phải tôn trọng về mức vốn huy động theo quy định của pháp luật.

3. Vốn đi vay

Vốn đi vay: là khoản tiền vay muợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động vốn bị hạn chế. Đây là nguồn chủ yếu để chống rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.

– Vay từ ngân hàng trung ương là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng nhà nước là tái chiết khấu (tái cấp vốn). Các thương phiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu (tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại ngân hàng nhà nước. Thông thường ngân hàng nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng như thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân hàng, nó chủ yếu là vốn ngắn hạn, chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương:

+ Nếu ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ với lãi suất cao

+ Nếu mở rộng tiện tệ thì lãi suất thấp

Ngân hàng trung ương cho vay nhằm mục đích để bảo vệ an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng và thực hiện chính sách tiền tệ.Vay từ ngân hàng thương mại khác là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng.

Với các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết quả dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn.

Với các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ lại có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản

+ Vay qua đêm là hợp đồng vay mượn bất thành văn giữa hai ngân hàng chủ yếu thông qua điện thoại và điện tín chỉ có thời hạn không quá một ngày

+ Vay kỳ hạn là hợp đồng vay mượn thành văn có thời hạn cụ thể (vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm). Thường các ngân hàng đi vay phải có giấy tờ có giá để cầm cố đưa cho ngân hàng cho vay: Đây là nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn, tỷ trọng tương đối lớn đặc biệt là ngân hàng bán buôn, chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào cung cầu trên thị truờng tiền tệ, vay trên thị trường vốn: Các ngân hàng vay mựon bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ xung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung dài hạn. Thông

thường đây là khoản vay không có đảm bảo. Ngân hàng nào có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn nhiều hơn. Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp họ phải thông qua các ngân hàng đại lý hoặc đựoc bảo lãnh của các ngân hàng đầu tư.

Khả năng vay mượn còn được phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng.

4. Vốn khác

Vốn khác là toàn bộ giá tị tiền tệ mà ngân hàng huy động được thông qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ ủy thác đầu tư. Bao gồm nguồn ủy thác, nguồn thanh toán và các nguồn khác

Nguồn ủy thác là nguồn vốn mà ngân hàng có được nhờ thực hiện tốt các dịch vụ của khách hàng đặc biẹt là dịch vụ cho vay và dịch vụ thanh toán.

– Nguồn vốn này thường có chi phí rất thấp

– Tỷ trọng nguồn vốn này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ và uy tín của khách hàng.

Nguồn trong thanh toán: Nguồn này được hình thành từ các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như: Séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C

Những ngân hàng này là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay.

Nguồn khác: Là các khoản nợ như thuế chưa nộp, lưong chưa trả vv.

Trong quá trình làm trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại tạo được một khoản vốn gọi là vốn trong thanh toán, gồm: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi séc bảo chi¼ Các khoản tiền mặt tạm thời được trích khỏi tài khoản này để nhập vào tài khoản khác chờ sử dụng, nên được gọi là tiền nhàn rỗi.

Qua nghiệp vụ đại lý, các ngân hàng thương mại thu hút được một lương vốn trong quá trình thu – chi hộ khách hàng, làm đại lý cho tổ chức tín dụng, nhận và chuyển vốn cho khách hàng hay một dự án đầu tư¼

Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

4 bình luận về “Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại

  1. dương cho biết:

    Đánh giá vai trò của vốn tự có trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các giải pháp gia tăng vốn tự có của các NHTM ? Theo bạn đâu là giải pháp có tính thiết thực và cấp bách đối với NHTM trong giai đoạn hiện nay?
    mn giúp em với ạ

  2. dương cho biết:

    Đánh giá vai trò của vốn tự có trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các giải pháp gia tăng vốn tự có của các NHTM ? Theo bạn đâu là giải pháp có tính thiết thực và cấp bách đối với NHTM trong giai đoạn hiện nay?
    mn giúp em với ạ

  3. Pingback: Vốn tự có của ngân hàng là gì? Tổng hợp thông tin A-Z – Hutieucomic Online

  4. Pingback: Vốn tự có của ngân hàng là gì? Tổng hợp thông tin A-Z – Bhei

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?