Ngân hàng chính sách xã hội, anh là ai?

Định hướng phát triển của ngân hàngĐịnh hướng phát triển của ngân hàng

Ngân hàng chính sách xã hội, anh là ai?

Gần đây, dư luận đặt sự chú tâm vào hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội sau vụ ngân hàng này “trả” 7,9 tỉ đồng cho “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy thực hiện hành vi lừa đảo trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

Ngân hàng chính sách xã hội

Đã có những nhận định nguyên nhân gây ra những yếu kém trong hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội đến từ bộ máy tổ chức cồng kềnh, tốn kém. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn nhận riêng yếu tố quy mô thì khó có thể đánh giá khách quan rằng ngân hàng hoạt động kém hiệu bởi quy mô của ngân hàng có thể đơn giản là để đáp ứng yêu cầu của lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

Để có phán xét xác đáng hơn về tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng chính sách xã hội, chúng ta trước tiên cần hiểu biết rõ hơn về bản chất và mô hình hoạt động của nó.

Ngân hàng hoạt động phi lợi nhuận…

Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của ngân hàng Phục vụ người nghèo tách ra từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mục tiêu của ngân hàng là nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Để trợ cấp cho người nghèo được 8 nghìn tỉ đồng, ngân sách nhà nước đã phải bỏ ra tới 3,34 nghìn tỉ đồng (tương đương hơn 40% giá trị trợ cấp) cho chi phí trung gian.

Đến hết năm 2012, theo báo cáo thường niên, ngân hàng chính sách xã hội đã giúp 21,4 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận với tín dụng với mức dư nợ bình quân đạt 16 triệu đồng/khách hàng; hỗ trợ 98 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp đỡ hơn 3 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay được vốn học tập; cấp vốn xây dựng 4,2 triệu công trình cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh; xây dựng 484 căn nhà cho hộ nghèo…

Ngoài ra, sau hơn 10 năm hoạt động, tổng vốn của ngân hàng đã tăng trưởng liên tục, lớn hơn gấp 11,62 lần, từ mức 10.525 tỉ đồng năm 2003 tới 122.260 tỷ đồng năm 2012. Thêm vào đó, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng này chỉ chưa đầy 2% trên tổng dư nợ, rất thấp so với đa số các ngân hàng thương mại khác.

Đó là một số kết quả chung mà bất cứ lãnh đạo của ngân hàng chính sách xã hội nào cũng lấy làm tự hào. Nhưng nó mới chỉ là mặt trước của tấm huy chương. Đằng sau tấm huy chương này là gì?

… nhờ được trợ cấp lớn

Với chủ trương hoạt động không vì mục đích lợi nhuận,ngân hàng chính sách xã hội  được ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng bằng 0%. Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

Tuy có cùng một số nghiệp vụ, cách thức tổ chức, hoạt động song ngân hàng chính sách xã hội  rõ ràng khác biệt với một ngân hàng thương mại do hoạt động phi lợi nhuận. Về bản chất, “ngân hàng” đã trở thành một công cụ trợ cấp của nhà nước.

Điều này không có gì lạ khi ta xem xét lại các hình thức cho vay điển hình của ngân hàng chính sách xã hội. Dư nợ cho vay của ngân hàng chính sách xã hội đến 31.12.2012 với đối tượng hộ nghèo là 41.650 tỉ đồng, chiếm 36,48% tổng dư nợ với lãi suất ưu đãi từ 0% đến 7,8% một năm- thấp hơn rất nhiều so với lãi suất thị trường trong cùng thời kỳ (khoảng 12-15%).

Do không bị trói buộc bởi mục tiêu lợi nhuận, và luôn được đài thọ bởi “ngân sách mềm” của nhà nước nên ngân hàng chính sách xã hội có thể thoải mái cho vay mà ít phải quan tâm đến chi phí của khoản vay. Năm 2012, ngân hàng chính sách xã hội chỉ có thể huy động 2.050 tỉ đồng từ người dân- chỉ chiếm 1,67% tổng nguồn vốn của ngân hàng này.

Phần vốn còn lại chủ yếu đến từ ngân sách (22,01%), vốn vay (27,09%) và phát hành trái phiếu ngân hàng được Chính phủ bảo lãnh (22,51%). Đáng lưu ý là các nguồn vốn vay và trái phiếu ngân hàng đều có mức lãi suất cao. Với trái phiếu kì hạn hai năm, ngân hàng chính sách xã hội phải trả mức lãi suất 10,8% cao hơn các mức cho vay mà chính ngân hàng đang áp dụng.

Kết quả là, theo báo cáo kết quả tài chính mới nhất của ngân hàng này, năm 2012, 29,67% thu nhập của ngân hàng chính sách xã hội đến từ thu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí do ngân sách cấp. Nếu loại trừ khoản ngân sách mềm này ra thì tổng thu nhập của ngân hàng chính sách xã hội năm 2012 chỉ đạt mức 7.921,1 tỉ đồng- bằng 74,78% tổng chi phí. Nói cách khác, nếu không được trợ cấp thêm vốn ngân sách thì thu của ngân hàng còn rất xa mới bù đắp nổi các khoản chi.

Khoản trợ cấp cho cấp bù lãi suất và phí do nhà nước cấp lên tới 3.340 tỉ đồng vào cho năm 2012 là cái giá để để duy trì bộ máy hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội phủ dày từ cấp trung ương tới địa phương. Theo Báo cáo thường niên năm 2012 của ngân hàng chính sách xã hội thì tính đến 31. 12.2012, ngân hàng đã có trên toàn hệ thống 63 chi nhánh cấp tỉnh, 618 phòng giao dịch cấp huyện, 10.861 điểm giao dịch xã, phủ tới 97,6% trên tổng số 11.118 xã, phường, thị trấn trên cả nước.

Đây cũng là cái giá để duy trì cơ cấu tổ chức của các hội sở, chi nhánh ngân hàng gồm nhiều ban bệ như đặc thù của một cơ quan nhà nước. Tại mỗi cấp của ngân hàng chính sách xã hội đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp. Bộ máy quản trị gồm: hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc ở trung ương; ban đại diện hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, huyện. Bộ máy điều hành tác nghiệp gồm: Hội sở chính ở trung ương, sở giao dịch, trung tâm đào tạo, trung tâm công nghệ thông tin.

Nếu lấy số dư nợ của ngân hàng chính sách xã hội vào cuối năm 2012 là 113,92 nghìn tỉ đồng và nếu giả sử mức trợ cấp lãi suất cho người nghèo so với mức lãi suất thương mại là khoảng 7% thì để trợ cấp cho người nghèo được tám nghìn tỉ đồng, ngân sách nhà nước đã phải bỏ ra tới 3,34 nghìn tỉ đồng (tương đương hơn 40% giá trị trợ cấp) cho chi phí trung gian.

Đó là chưa kể các khoản trợ cấp ngầm cho ngân hàng chính sách xã hội như đề cập ở trên. Đây rõ ràng là một khoản chi phí không nhỏ để thực thi chính sách xã hội.

Tìm thêm các mô hình tài chính hỗ trợ cộng đồng khác
Như vậy, bản chất mô hình hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội là một công cụ trợ cấp của nhà nước. Cơ chế trợ cấp này là tương đối tốn kém do phải tạo ra một bộ máy cồng kềnh từ trung ương tới địa phương nhằm bao phủ toàn bộ các đối tượng có nhu cầu trợ cấp và giám sát các hoạt động trợ cấp đúng đối tượng chính sách.

Để mô hình ngân hàng chính sách xã hội đỡ cồng kềnh, nhà nước có thể tạo điều kiện pháp lý để cho các quĩ hỗ trợ xã hội và tổ chức tài chính vi mô do tư nhân điều hành được dễ dàng hình thành và phát triển tại Việt Nam.

Chính phủ có thể hỗ trợ người nghèo thông qua các quĩ phát triển xã hội và tổ chức tài chính vi mô này thay vì chỉ qua kênh ngân hàng chính sách xã hội. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các quĩ xã hội và tổ chức tài chính vi mô do tư nhân điều hành là chìa khóa then chốt trong việc hỗ trợ phát triển cộng đồng nghèo tại các nước đang phát triển một cách bền vững.

Ngân hàng chính sách xã hội, anh là ai?

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Ngân hàng chính sách xã hội, anh là ai?

  1. Pingback: Chính sách xã hội đối với sinh viên hiện nay - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?