Mô hình Lý thuyết tăng trưởng cổ điển

thị trường chứng khoán Việt Nam

Mô hình Lý thuyết tăng trưởng cổ điển

Lý thuyết này cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ kết thúc bởi vì sự gia tăng dân số và sự giới hạn nguồn tài nguyên trên trái đất. Những nhà kinh tế học cổ điển tin rằng sự gia tăng tạm thời trong GDP thực trên đầu người sẽ gây ra sự bùng nổ dân số và dẫn đến làm giảm GDP thực.

Adam Smith đã tạo ra mô hình tăng trưởng phía cung thông qua hàm sản xuất:

Y = || f(L,K,N)

Trong đó L là lao động, K là vốn và N là đất. Kết quả đầu ra (gY) được tạo ra bởi sự tăng trưởng dân số (gL), đầu tư (gK) và mở rộng đất (gN) và sự tăng trưởng chung về năng suất lao động (gP).

gY = ϕ(gP gK, gN, gL)

David Ricardo (1772-1823) phát hiện những giới hạn của sự tăng trưởng kinh tế do các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm. Trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá”, ông đã lặp lại lý thuyết tăng trưởng của A. Smith theo đó sự tích luỹ tư bản trong các ngành công nghiệp hiện đại được xem là động lực dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với thực tiễn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lúc đó, ông đã đi xa hơn khi phát hiện ra quy luật về dài hạn, chi phí tiền lương trong công nghiệp không tăng trong khi lợi nhuận của nhà tư bản tiếp tục tăng theo tỷ lệ tăng của tư bản. Vì tỷ suất lợi nhuận không giảm nên nhà đầu tư vẫn có nhu cầu tiếp tục gia tăng đầu tư trên cơ sở các nguồn lợi nhuận thu được, làm cho sản xuất tiếp tục tăng lên, việc làm tiếp tục tạo ra trong khu vực công nghiệp hiện đại.

Điểm mấu chốt trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế của D. Ricardo là tiền lương tối thiểu của công nhân phụ thuộc vào giá lương thực thực phẩm. Không giống như trong ngành công nghiệp hiện đại, quy luật tỷ suất lợi nhuận giảm dần luôn luôn tồn tại trong sản xuất nông nghiệp vì ngành này bị giới hạn bởi nguồn lực đất đai. Khi nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng lên do dân số không ngừng tăng lên và vượt quá mức sản lượng được sản xuất trên những vùng đất màu mỡ nhất thì những vùng đất kém màu mỡ hơn sẽ được huy động vào sản xuất, dẫn tới chi phí cận biên tăng lên. Do đó, càng nhiều đất đai kém màu mỡ được đưa vào sản xuất thì chi phí cận biên càng cao, giá lương thực thực phẩm càng đắt. Hậu quả là tiền lương danh nghĩa các nhà tư bản trả cho công nhân cũng phải tăng lên để đảm bảo mức sống tối thiểu cho họ. Trong trường hợp này, lợi nhuận của nhà tư bản không còn tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của tư bản. Quá trình này cứ thế kéo dài, đến lúc giá lương thực thực phẩm lên tới mức mà với chi phí như vậy thì tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư tụt xuống quá thấp, làm cho nhà tư bản không còn động cơ đầu tư thêm, thậm chí rút dần vốn khỏi quá trình sản xuất. Tăng trưởng kinh tế do đó sẽ giảm dần và dừng lại.

Như vậy, lý thuyết tăng trưởng kinh tế của D. Ricardo cho rằng với nguồn tài nguyên thiên nhiên giới hạn, nhất là đất đai, việc tăng giá để phục vụ cho số lượng dân cư không ngừng tăng lên sẽ đẩy nền kinh tế tới trạng thái dừng, ở đó tỷ suất lợi nhuận xuống thấp đến mức nhà tư bản không còn động cơ đầu tư thêm trong khi mức lương thực tế của người lao động vẫn chỉ được duy trì ở mức đủ sống. Đây chính là cơ chế nguồn lực đất đai giới hạn tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa và thường được gọi là cái bẫy Ricardo.

Về chính sách tăng trưởng, D. Ricardo cho rằng để thoát được cái bẫy này, phải thực hiện chính sách tự do hóa nhập khẩu lương thực thực phẩm vì mặc dù trong phạm vi nước Anh lượng đất đai màu mỡ là có hạn song trên phạm vi toàn thếgiới chúng lại vô hạn.  Theo Ricardo, đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.

Còn theo Karl Marx, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn, tiến bộ kĩ thuật. Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Theo Marx, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hoá đặc biệt. Trong quá trình nhà tư bản sử dụng lao động, hàng hoá sức lao động tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động dành cho bản thân người lao động, cộng với giá trị thặng dư dành cho tư bản và địa chủ.

Về yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Marx cho rằng mục đích của các nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư, tuy nhiên, việc tăng sức lao động cơ bắp của người công nhân cần dựa vào cải tiến kĩ thuật. Tiến bộ kĩ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao động, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản C/V có xu hướng tăng lên. Do đó, các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới. Cách duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm. Vì vậy, các nhà tư bản chia giá trị thặng dư ra hai phần: một phần để tiêu dùng, một phần tích luỹ phát triển sản xuất. Đó là nguyên lý tích luỹ của chủ nghĩa tư bản. Cũng như các nhà kinh tế học cổ điển, Marx cho rằng khu vực sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội gồm 3 nhóm: địa chủ, tư bản, công nhân. Tương ứng, thu nhập của họ là địa tô, lợi nhuận và tiền công.

Mô hình Lý thuyết tăng trưởng cổ điển

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?