Mục lục
Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt
Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt cho thấy việc lựa chọn, sử dụng các thể thức thanh toán ở các nước phát triển cũng khác nhau, tùy theo tập quán, luật pháp và đặc biệt người ta quan tâm đến mục tiêu tiết kiệm chi phí của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng và nguồn lực của đất nước họ. Sau đây là tình hình thanh toán không dùng tiền mặt của một số nước phát triển.
1. Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của Mỹ
Từ tháng 10/2004, Mỹ đã áp dụng luật điện tử rút gọn. Các Ngân hàng truyền hình ảnh thay thế cho việc trao đổi séc giấy. Khách hàng có thể nộp séc tại máy ATM , POS hoặc một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nào đó. Hình ảnh séc được truyền về trung tâm sử lý séc. Khách hàng sẽ nhận được bản in hình ảnh của tờ séc ở mặt sau của biên nhận giao nộp séc. Ngân hàng xây dựng kho dữ kiệu tập trung chứa hình ảnh, sổ séc để cung cấp hình ảnh truy vấn online cho khách hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán [40].
2. Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của Ca Na Đa :
Các giao dịch không dùng tiền mặt bao gồm thẻ ngân hàng chiếm 53%, séc 31%, chuyển tiền chiếm 9%, chuyển nợ trực tiếp chiếm 7%.
– Có hai chương trình thể nghiệm về sử dụng tiền điện tử dưới dạng thẻ nhựa.
– Phần lớn các sản phẩm dịch vụ truyền thống đều có thể sẵn sàng cung ứng qua mạng điện tử.
– Xuất hiện những dịch vụ mới như xuất trình hóa đơn điện tử và thanh toán trực tiếp với khách hàng.
– Hiệp hội thanh toán Ca Na Đa CPA là tổ chức đầu tiên của nước này công bố tiêu chuẩn sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu tài chính điện tử từ 10 năm trước đây và kể từ có việc sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử ngày càng tăng.
– Nộp thuế có thể thông qua phương thức điện tử [40].
3. Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của Hồng Kông :
– Hơn 20 Ngân hàng và tập đoàn Ngân hàng đã cung ứng dịch vụ Ngân hàng qua Internet, Hơn 10 Ngân hàng và tập đoàn Ngân hàng đã cung ứng dịch vụ Ngân hàng hoặc mua bán và thanh toán chứng khoán qua điện thoại di động.
– Từ năm 1997, dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử đã được chấp thuận trong việc sử dụng để gửi các chứng từ liên quan đến thương mại điện tử.
– Internet điện thoại, lệnh thanh toán tự động, ATM được sử dụng rộng rãi trong thanh toán.
– Hệ thống thanh toán tổng tức thời, hệ thống bù trừ tự động, dịch vụ Ngân hàng PC được sử dụng phổ biến. Ngày càng nhiều Ngân hàng cung ứng dịch vụ qua Internet. Trung tâm thanh toán bù trừ tập trung là cơ sở thanh toán trên thị trường vốn.
– Nộp thuế thông qua hệ thống điện tử đang tăng mạnh [40].
4. Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của Cộng hoà Séc :
Tại Cộng hoà Séc, tài khoản Kho bạc duy nhất TSA ( Treasury Single Account) được thiết lập từ tháng 1 năm 2001. Thông qua TSA, 99% giao dịch thanh toán thu, chi Ngân sách Nhà nước được thực hiện (chỉ có khoảng 1% thực hiện bằng tiền mặt). Hoạt động của TSA được thực hiện trên cơ sở tin học hóa cao và đồng bộ với hệ thống Ngân hàng. Bộ phận quản lý ngân quỹ đã được kết nối trực tuyến với TSA mở tại Ngân hàng Trung ương nên thường xuyên và liên tục nắm bắt và kiểm soát được số dư của tài khoản này.Việc quản lý ngân quỹ và quản lý nợ linh hoạt, hiệu quả, mục đích giảm thiểu dư nợ càng nhỏ càng tốt nhưng luôn đảm bảo khả năng thanh toán của Chính phủ tại mọi thời điểm. Sử dụng số dư tài khoản TSA tạm thời nhàn rỗi để đầu tư ngắn hạn trên thị trường tiền tệ hoặc sử dụng hạn mức tín dụng của Chính phủ (thấu chi) trong trường hợp khẩn cấp [26].
5. Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của Thụy Điển :
Cuộc cách mạng về thanh toán không dùng tiền mặt của Quốc gia này mới bắt đầu từ năm 1999, vậy mà kể từ sau năm 2000, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của Tụy Điển chỉ còn 0,7%, một con số đáng khâm phục nếu biết rằng trước 1999 tỷ lệ đó là trên 17% .
– Về phương tiện thanh toán :
Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt rất phát triển đặc biệt là sự bùng nổ của việc sử dụng thẻ thanh toán từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Do đó việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán ngày càng giảm dần, tỷ lệ TTBTM so với GDP giảm từ 10% năm
1950 xuống còn 3.2% năm 2005, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao so với các nước Bắc âu khác. Với sự phát triển của các phương tiện thanh toán thì tỷ lệ TTBTM sẽ tiếp tục giảm nữa.
Uỷ nhiệm chi : Việc sử dụng UNC của khách hang thông qua hai hệ thống giro, đó là Bankgiro và Plusgiro. Trong đó tiền được chuyển dựa trên số giro tham chiếu tới tài khoản Ngân hàng. Hai hệ thống này được kết nối với nhau và hoạt động cùng nhau. Một số lượng lớn UNC được xử lý trực tiếp giữa các tài khoản bằng việc sử dụng số giro thông qua hệ thống bù trừ dữ liệu – Data Clearing do trung tâm thanh toán bù trừ BGC vận hành.
Séc : Quy trình xử lý séc được rút ngắn, các Ngân hàng thanh toán séc giữ lại các séc giấy và truyền thông tin qua mạng tới NH của người ký phát séc. Séc được xử lý thông qua hệ thống Data Clearing. Séc có thể chuyển ra tiền mặt tại bất cứ chi nhánh nào của NH. Séc có xu hướng sụt giảm mạnh do sự gia tăng của máy rút tiền tự động ATM và các điểm bán chấp nhận thẻ thanh toán.
Uỷ nhiệm thu : Việc sử dụng UNT tăng lên đáng kể, từ 91 triệu giao dịch năm 2000 lên đến 160 triệu giao dịch năm 2005, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ khá nhỏ (khoảng 9%) trong tổng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. BGC và Plusgiro quản lý và vận hành các hệ thống UNT ở Thụy Điển.
Thẻ thanh toán : Thẻ thanh toán chiếm tới 60% tổng giá trị giao dịch tại các điểm bán hàng. Số lượng thẻ do các Ngân hàng phát hành là 8 triệu thẻ, với số lượng giao dịch đạt 1.1 tỷ. Số lượng máy ATM trên toàn quốc là 2.600 máy và
190.000 POS. Việc cấp phép giao dịch giữa các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ được thực hiện thông qua công ty chuyển mạch thẻ quốc gia (CEKAB).
Kinh nghiệm Thụy Điển cho thấy việc phát hành cơ sở hạ tầng gồm ATM, POS…của từng Ngân hàng là khá tốn kém, lợi nhuận thu về từ dịch vụ thẻ là rất thấp hoặc lỗ. Do vậy ngoài 4 Ngân hàng đầu có cơ sở hạ tầng phát hành và thanh toán thẻ mạnh thì nhiều Ngân hàng khác chỉ thực hiện phát hành bằng hình thức kết hợp với NH có thế mạnh trong lĩnh vực thẻ để mang cùng thương hiệu nhằm tiết giảm chi phí.
Khuôn khổ pháp lý cho HTTT của Thụy Điển :
– Luật NHTW Thụy Điển;
– Luật hoạt động trao đổi thanh toán bù trừ;
– Luật kinh doanh NH;
– Luật về phát triển tiền tệ điện tử;
– Luật tài khoản công cụ tài chính;
– Luật giao dịch các công cụ tài chính;
– Luật về các hệ thống cho quyết toán các nghĩa vụ trên thị trường tài chính;
– Luật séc;
– Luật về các biện pháp chống rửa tiền [26].
6. Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của Australia :
Thị trường thẻ tại Australia khá phát triển với khoảng 20 thành viên lớn. Có khoảng 7,6 triệu thẻ tín dụng với khối lượng giao dịch 15,357 triệu dolar Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2006; thẻ ghi nợ vào khoảng 4,2 triệu thẻ với lượng giao dịch 2,716 triệu dolar Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2006. Thẻ trả trước với khoản 15 chương trình lớn nhỏ mới được đưa vào thực hiện tại Australia từ tháng 5/2006 được xem là một sản phẩm mới nhưng chứa đầy tiềm năng.
Các thẻ trả trước được phát hành cho những người làm công để thanh toán lương. Các khoản lương và thu nhập được ghi có và thẻ trả trước. Người hưởng lương có thể sử dụng các khoản tiền của mình để thanh toán hoặc rút tiền mặt tại các POS và các ATM. Dịch vụ này được bản thân Ngân hàng rất quan tâm vì việc huy động vốn thông qua thẻ trả trước giúp họ quản lý một cách hiệu quả các tài khoản có số dư thấp. Thẻ còn để giải ngân các khoản tín dụng, sử dụng thẻ cho kênh phân phối phúc lợi xã hội của Chính phủ rất thành công tại Philippine, với dịch vụ bảo hiểm của Chính phủ (GSIS) , GSIS chi trả các khoản bảo hiểm và phúc lợi xã hội cho các công chức chính phủ qua GSIS – Card, cùng với các chức năng kết hợp khác như chứng minh thư cá nhân, trả lương, thanh toán và trả tiền. 1,3 triệu thẻ trả trước đã được phát hành vào cuối năm 2005 tại Philippine.
Thẻ trả trước tại Australia là loại thẻ điện tử không dập nổi của Visa, phát hành thông qua các ATM . Có thể phát hành ngay với các thẻ có mệnh giá trước, có thể được nạp lại nhiều lần, thông qua các thiết bị đầu cuối của nhà cung ứng dịch vụ và thẻ có thể sử dụng với nhiều dịch vụ khác nhau của các nhà cung cấp khác nhau. Các giao dịch của thẻ bao gồm :
– Nạp tiền;
– Chi trả hàng hóa, dịch vụ;
– Rút tiền mặt;
– Vấn tin số dư;
– Chuyển tiền từ thẻ sang thẻ;
– Tạm khóa sử dụng;
– Chuyển tiền từ tài khỏan tiền gửi tại Ngân hàng sang thẻ.
Kênh phân phối thẻ khá rộng, từ các chi nhánh của Ngân hàng đến các đại lý phân phối của bên thứ ba, các điểm bán lẻ… Việc nạp tiền qua thẻ, giao dịch vấn tin số dư, giao dịch chuyển tiền từ thẻ sang thẻ có thể thực hiện thông qua mạng lưới chi nhánh của chính nhà phát hành, hoặc mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba làm đại lý (như bưu điện, trạm bán xăng dầu, phí giao thông, nhà cung ứng dịch vụ viễn thông…).
Khi sử dụng thẻ , số dư sẽ được trừ dần từ số dư đã được tích hợp trên thẻ, thẻ trả trước được nạp lại nhiều lần thông qua các thiết bị đầu cuối. Thẻ trả trước là công cụ thanh toán thuận tiện có khả năng tiếp cận 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần với phạm vi toàn cầu, thông qua mạng Internet, dễ kiểm soát, an toàn và bảo mật cao, thông tin sẵn sàng và dễ sử dụng. Đối tượng của thẻ trả trước là những người chưa hoặc không thường xuyên tiếp cận với Ngân hàng, những người hưởng phúc lợi xã hội hoặc người hưởng lương. Thanh toán thẻ trả trước còn có thể phát triển với các thanh toán giữa khu vực công với cá nhân, thanh toán qua Internet và chuyển tiền kiều hối.Vì vậy, khách hàng của thẻ trả trước rộng hơn các đối tượng khách hàng truyền thống của Ngân hàng trước đây. Các giao dịch thanh toán bằng thẻ trả trước tuân thủ pháp lý chung của Australia, đặc biệt là các quy định về chống rửa tiền. Cụ thể đối với thẻ trả trước vô danh, số dư của thẻ không vượt quá 1.000 dolar và không được nạp tổng số tiền vượt quá 2.000 dolar Australia trong vòng 30 ngày. Với các thẻ có số dư và số nạp tiền lớn hơn người sử dụng thẻ phải cung cấp danh tính của mình [40].
6. Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam
Đối với Việt Nam, Chính phủ phê duyệt Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006, giao NHNN, các Bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện các đề án thành phần.
Những kết quả bước đầu đạt được
Mục tiêu và các chỉ tiêu của Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 là khá toàn diện và sự phân công, phân nhiệm giữa các Bộ, ngành có liên quan khá chi tiết, sau hơn 2 năm triển khai (2007 – 2008), đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Để triển khai Đề án thành phần thuộc nhóm TTKDTM trong khu vực công, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2006 ngày 29/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt của các cơ quan, tổ chức sử dụng vốn NSNN và tổ chức sử dụng vốn nhà nước; để hướng dẫn thi hành Nghị định, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 33/2006/TT- BTC ngày 17/4/20006 về quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, trong đó quy định nội dung, đăng ký số tiền cần rút, định mức tồn quỹ, giá trị số tiền thanh toán bằng tiền mặt cho việc mua hàng hóa, dịch vụ không quá 5 triệu đồng; NHNN ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN ngày 7/3/2007 hướng dẫn thi hành điều 4 và điều 7 của Nghị định bao gồm: mức phí giao dịch bằng tiền mặt là các doanh nghiệp nhà nước với các ngân hàng, mức chi trả bằng tiền mặt không quá 30 triệu đồng. Để thúc đẩy TTKDTM, ngành Ngân hàng đã tăng cường đầu tư phát triển mạnh cơ cở hạ tầng về công nghệ thông tin: với nguồn vốn vay 106 triệu USD của WB, trong tiểu dự án NHNN đã khai trương Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 vào ngày 28/2/2009, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và dung lượng ngày càng cao, giữ vai trò là hệ thống thanh toán “xương sống” của quốc gia, tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Hệ thống này đã sẵn sàng kết nối với Hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước, Hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán và các hệ thống cần thiết khác.
Các NHTM đã hoàn thành dự án thanh toán điện tử nội bộ kết nối giao dịch thanh toán trong hệ thống giữa các chi nhánh, đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking để hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, mở rộng mạng lưới, không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán. Nhiều phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử… được các NHTM cung ứng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
NHNN đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất”, qua đó thực hiện kết nối các hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, thúc đẩy thanh toán bằng thẻ ngân hàng, góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Với trách nhiệm là chủ trì trong việc xây dựng và triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, ngoài việc ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 161, Bộ Tài chính đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước; trong đó, quy trình thu NSNN bằng tiền mặt sẽ được cải tiến bằng cách người nộp thuế nộp tiền mặt vào ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản, triển khai thu thuế qua hệ thống thanh toán điện tử.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang tiến hành khảo sát và nghiên cứu xây dựng quy trình thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ công qua thẻ ngân hàng và sẽ thí điểm ở một số thành phố lớn, ngành Thuế đang có kế hoạch ký hợp đồng với các NHTM để thu thuế qua tài khoản của khách hàng nộp cho Kho bạc. Mới đây, Bộ Tài chính đã có Công văn số 10220/BTC-TCT, hướng dẫn về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Theo đó, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN. Theo NHNN, việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN đã hoàn thành giai đoạn 1 với kết quả khả quan, từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2008, số đơn vị trả lương qua tài khoản đã tăng hơn 4 lần, từ 5.181 lên 21.562 đơn vị, số người nhận lương qua tài khoản đã tăng 3,7 lần, từ 298.920 lên đến 1.132.442 người.
Để đáp ứng yêu cầu việc chi trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị của Chính phủ, nhiều NHTM đã đầu tư nhiều tỷ đồng để lắp đặt hệ thống máy ATM, máy POS và phát hành nhiều loại thẻ ATM với nhiều tiện ích khác nhau, đến cuối tháng 6/2009, toàn thị trường đã có 8.800 ATM và 28.300 POS, khoảng 17.032.000 thẻ đang lưu hành. Theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam, hệ thống kết nối Smartlink – Banknetvn đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 23/5/2008, lần đầu tiên tạo ra một mạng lưới liên minh thẻ ATM thống nhất trên toàn quốc, đã kết nối thanh toán thẻ gồm 42 ngân hàng thành viên của 2 liên minh thẻ, tổng số máy ATM của 2 hệ thống này chiếm khoảng 80% tổng số máy ATM và số lượng thẻ thanh toán phát hành chiếm 86% thị phần trong cả nước. Việc chi trả lương qua tài khoản đã tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng và phát triển giá trị gia tăng dịch vụ ngân hàng bán lẻ [Google, ngày 25/9/2011].
Những bài học từ kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của các nước
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của một số nước trên thế giới trên các khía cạnh khác nhau, có thể rút ra một số kinh nghiệm vận dụng vào việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống KBQG như sau :
Một là, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu của các nước là : Séc, UNC, UNT và các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ, lệnh thanh toán; các hệ thống thanh toán hướng tới giải quyết vấn đề tốc độ thanh toán, thuận lợi trong giao dịch, quản lý vốn hiệu quả. Vì vậy HTTT tức thời, trực tiếp theo từng món được áp dụng phổ biến.
Hai là, những thành tựu về công nghệ đang góp phần đẩy nhanh quá trình cung cấp dịch vụ và tạo thói quen sử dụng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Còn các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì không ngừng cải tiến các hệ thống truyền tải dịch vụ của mình đến khách hàng và không ngừng cải tiến các dịch vụ đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận tiện.
Ba là, nhiều loại hình dịch vụ mới đang bùng nổ, đáng chú ý là các giao dịch thanh toán điện tử, qua hệ thống máy tính. Thẻ trả trước là một phương tiện thanh toán phát triển cùng với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet. Loại thẻ này có thể phục vụ đắc lực cho việc phát triển thương mại điện tử do khả năng giao dịch của các cá nhân có thẻ, qua Internet hoặc Mobil phone và không nhất thiết thông qua tài khoản NH. Thẻ có thể phát hành với mệnh giá nhỏ thích hợp với những khoản chi tiêu nhỏ, lẻ và việc phát hành không nhất thiết phải có tên chủ thẻ và tài khoản ở Ngân hàng. Vì vậy loại thẻ này có tiềm năng rất lớn ở các nước đang phát triển, nơi mà một bộ phận lớn dân cư chưa có tài khoản ở NH. Đặc điểm thẻ trả trước thanh toán nhanh chóng, tức thời khiến cho việc thanh toán thẻ trả trước thuận tiện gần như tiền mặt trong các giao dịch thanh toán tại điểm bán hàng.
Bốn là, để thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế, giữa các nền kinh tế thì cơ sở vật chất của hoạt động thanh toán mà đặc biệt là công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, bao gồm hệ thống mạng lưới viễn thông điện tử, đường truyền hệ thống tốc độ cao, các hệ thống mạng lưới chuyển tiền điện tử, các phương tiện truyền và sử lý số liệu khác.
Năm là, khuôn khổ pháp lý vững chắc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ phát triển công nghệ thanh toán, đó là nhiệm vụ của Chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính. Cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, cơ chế chính sách một cách đồng bộ, nhất quán phù hợp với thông lệ quốc tế, tình hình phát triển kinh tế, xã hội và CNTT.
Sáu là, chính sách đầu tư của Chính phủ có tính chất quyết định tới sự phát triển công nghệ thanh toán, thông qua việc xây dựng hệ thống mạng lưới hạ tầng cơ sở kỹ thuật cho hệ thống thanh toán quốc gia bằng nguồn vốn Ngân sách hoặc bằng nguồn vốn nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và khu vực, hoặc khuyến khích khu vực tư nhân bỏ vốn đầu tư theo các chuẩn mực xác định hoặc thành lập các hệ thống liên kết chung.
Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT