Khái niệm về tài chính và quản lý tài chính

ngoại hối

Khái niệm về tài chính và quản lý tài chính

Khái niệm tài chính trong giáo trình Kinh tế chính trị học của Trường đại học Kinh tế Quốc dân: “là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường. Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình hình thành, quản lý và sử dụng các qũy tiền tệ, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân” [11]

Tác giả Phạm Chí Thanh [25] đã đưa ra khái niệm “Tài chính là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trong việc hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phát triển sản xuất, thỏa mãn các nhu cầu chung của xã hội, cũng như các nhu cầu của tổ chức, cá nhân”.

Tài chính là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.

Các giáo trình kinh điển về tài chính tại các nước phát triển thì lại tiếp cận khái niệm tài chính theo góc độ khác. Các giáo trình này nhấn mạnh tài chính, với tư cách là một lĩnh vực khoa học, nghiên cứu về cách thức phân bổ các nguồn lực tài chính có hạn qua thời gian. Mọi chủ thể kinh tế đều phải đối mặt với sự ràng buộc về nguồn tài chính hạn chế trong khi nhu cầu sử dụng nguồn tài chính thì đa dạng và thường là vô hạn. Chính vì vậy vấn đề đặt ra đối với các chủ thể kinh tế là làm sao để tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn tài chính của mình cho các nhu cầu sử dụng. Hai đặc trưng quan trọng trong các quyết định tài chính là chi phí và lợi ích của các quyết định tài chính 1/ diễn ra trong một khoảng thời gian và 2/ luôn không thể biết trước một cách chắc chắn.

Ví dụ: Để quyết định đầu tư vào một dự án, doanh nghiệp phải so sánh các chi phí mà mình phải bỏ ra cho dự án đó với các khoản thu dự tính từ dự án đó. Toàn bộ quá trình đầu tư kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và rất khó có thể dám chắc được chính xác giá trị các khoản thu đó. Ngay cả khoản chi phí phải bỏ ra cũng thường không thể dự đoán chính xác được. Hơn nữa, khi đưa ra một quyết định tài chính, doanh nghiệp phải đánh đổi chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực tài chính cho những ích lợi có thể thu được từ quyết định sử dụng vốn của mình. Chính sự giới hạn về nguồn lực tài chính và sự không chắc chắn về lợi ích của việc sử dụng nguồn lực tài chính đòi hỏi các chủ thể kinh tế luôn phải cân nhắc giữa chi phí cơ hội và lợi ích của việc sử dụng nguồn lực tài chính. Do vậy, để hoạt động tài chính được hiệu quả, các chủ thể kinh tế phải đánh giá được chính xác những chi phí cơ hội và lợi ích của việc sử dụng nguồn lực tài chính hạn chế của mình và phải kiểm soát được những rủi ro có thể nảy sinh trong quá trình sử dụng.

Theo các quan điểm trên, tài chính được hiểu là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể để hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn xã hội. Từ đó, có thể thấy khái niệm sau đây là phù hợp trong phạm vi nghiên cứu của luận văn“Tài chính là một phạm trù kinh tế, biểu hiện quan hệ kinh tế giữa các chủ thể để hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu của nhà quản lý và các chủ thể liên quan”.

Còn khái niệm Quản lý tài chính theo quan điểm của các nhà khoa học Trường đại học Kinh tế Quốc dân [10] được xem xét theo hai nghĩa: “Nghĩa hẹp là quản lý thu chi ngân sách theo nghĩa này thì nội dung chủ yếu của quản lý tài chính là làm như thế nào để đảm bảo hoạt động thu chi ngân sách được tiến hành thông suốt và có hiệu quả; (ii) theo nghĩa rộng là sử dụng tài chính làm công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước thông qua hoạt động tài chính để điều tiết hoạt động của nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu đã định. Xét theo nghĩa này, nội dung của quản lý tài chính chủ yếu là việc lựa chọn và xác định chính xác các chính sách tài chính hữu hiệu và lấy đó làm căn cứ để quy định nội dung cụ thể của thu chi ngân sách. ”

Như vậy, nếu xét theo cả hai nghĩa được nêu trên thì quản lý tài chính là dùng công cụ tài chính của Nhà nước thông qua các chính sách, phương thức, hệ thống khác nhau nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

Tài chính trong các trường đại học phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ trong các trường đại học. Thể hiện dưới hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này như: chất xám nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, vốn bằng tiền khác…

Khái niệm về tài chính và quản lý tài chính

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?