Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành

pháp phân tích năng lực cạnh tranh

Mục lục

Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành

Phương pháp 1: Phân tích lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh hay khả năng sinh lời trên một đơn vị sản phẩm

Phương pháp này đánh giá năng lực cạnh tranh trong trạng thái động dựa trên hệ thống các chỉ số. Các chỉ số này cho phép xác định được mức độ đóng góp của ngành/doanh nghiệp vào nền kinh tế. Khi phân tích năng lực cạnh tranh theo phương pháp này cần tính đến một số dự báo như: Biến động chu kỳ sản phẩm, mức độ phổ biến công nghệ và tích lũy kinh nghiệm, chi phí đầu vào, những thay đổi trong chính sách của Chính phủ và khuynh hướng phát triển…

Ưu điểm của phương pháp này là đưa ra được những phân tích định lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, phương pháp này khá phức tạp và khó thực hiện, ít được áp dụng trong thực tế, đặc biệt rất khó ứng dụng vào việc phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành ở nước ta.

 Phương pháp 2: Phân tích theo quan điểm tổng hợp

Hầu hết các khái niệm cạnh tranh xét từ phạm vi của ngành/doanh nghiệp đều đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên cơ sở chi phí thấp, sản phẩm tốt, công nghệ cao hoặc là tổ hợp của các yếu tố này. Một nhà sản xuất thường được gọi là nhà sản xuất cạnh tranh nếu có khả năng cung ứng một sản phẩm có chất lượng tốt với mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Một doanh nghiệp được xem là có năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp đó duy trì được vị thế của mình trên thị trường cùng các nhà sản xuất khác với các sản phẩm thay thế, hoặc đưa ra thị trường các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn, hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn.

Ưu thế cạnh tranh của một nhà sản xuất hay một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong một ngành công nghiệp được thể hiện trên hai mặt: ưu thế cạnh tranh bên trong (ưu thế về chi phí) và ưu thế cạnh tranh bên ngoài (ưu thế về mức độ khác biệt hoá).

Ưu thế cạnh tranh bên trong (ưu thế về chi phí) là ưu thế được thể hiện trong việc làm giảm các chi phí sản xuất, chi phí quản lý của nhà sản xuất hay các giải pháp nâng cao năng suất lao động nhờ áp dụng những công nghệ hiện đại… Ưu thế này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ giá cả và chất lượng sản phẩm.

Ưu thế cạnh tranh bên ngoài (ưu thế về mức độ khác biệt hoá) là ưu thế dựa vào khác biệt của các sản phẩm mà nhà sản xuất tạo ra so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chất lượng khác biệt của sản phẩm phụ thuộc vào năng lực maketing của nhà sản xuất. Chất lượng khác biệt của sản phẩm tạo nên “giá trị cho người mua” thể hiện qua việc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hay tính tuyệt hảo khi sử dụng sản phẩm. Ưu thế cạnh tranh bên ngoài tạo cho nhà sản xuất “quyền lực thị trường” ngày càng tăng.

Phương pháp này là một công cụ mạnh, ưu điểm là phân tích bằng định lượng, vừa chỉ ra được những nhân tố thúc đẩy hay kìm kãm tính cạnh tranh bằng phân tích định tính. Phương pháp này cho phép đánh giá năng lực cạnh tranh từ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp hay của ngành. Song có một hạn chế là phương pháp này thường được sử dụng nhiều để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hơn là năng lực cạnh tranh của một ngành.

Phương pháp 3: Phân tích năng lực cạnh tranh theo cấu trúc ngành của Michael Porter

Đây chính là phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh theo “Quan điểm quản trị chiến lược” của Michael Porter. Theo phương pháp này, đối với mỗi ngành, năng lực cạnh tranh được xem xét theo 5 yếu tố:

 Sự thâm nhập của các tổ chức mới vào lĩnh vực kinh doanh;
 Các sản phẩm hay dịch vụ thay thế;
 Sức mạnh của nhà cung ứng;
 Sức mạnh của người mua;
 Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành .

Đây là một phương pháp phân tích sâu những nhân tố chính tác động đến lợi thế cạnh tranh của ngành. Tuy nhiên, cả năm nhân tố trên đây là những nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành. Sẽ rất thiếu xót nếu đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành nếu không xét đến yếu tố bên trong của ngành (năng lực sản xuất của ngành). Hơn nữa, trong mô hình có xét đến sự cạnh tranh trong nội bộ ngành, nhưng trong phạm vi luận văn tác giả không nghiên cứu sự cạnh tranh trong ngành.

Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?