Các khái niệm cơ bản liên quan đến kế hoạch hóa

đầu tư phát triển

Các khái niệm cơ bản liên quan đến kế hoạch hóa

 Kế hoạch. Trên thực tế thường có sự nhầm lẫn giữa khái niệm kế hoạch và kế hoạch hóa, thậm chí còn đồng nhất hai khái niệm đó làm một, và coi sản phẩm của quá trình kế hoạch hóa là xây dựng ra các văn bản KH. Chẳng hạn, theo giáo sư Quy hoạch đô thị E. Alexandre của Đại học Wisconsin-Milwaukee (Hoa Kỳ), “KHH là một hoạt động xã hội, có tổ chức một cách chặt chẽ để xây dựng và quyết định những chiến lược hành động trong tương lai” [81], tr. 3. Còn theo R. Ackoff, kế hoạch hóa là “quá trình thiết kế một tương lai muốn có và những cách thức hiệu quả để đạt được nó” [80], tr. 6. Như vậy, hai tác giả này đều chỉ nhìn nhận KHH dừng lại ở việc hoạch định mục tiêu cho tương lai và lộ trình để đạt đến mục tiêu đó. Còn việc tổ chức thực hiện lộ trình đó như thế nào thì chưa được nhấn mạnh một cách rõ nét.

Thực tế, KH là sự thể hiện mục đích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp thực hiện cho một hoạt động tương lai ([51], tr. 10). KH là sự biểu thị tư duy về tương lai và các giải pháp dự định tiến hành để đạt đến tương lai đó bằng cách hình thức khác nhau (như một tài liệu thành văn hay những thỏa thuận bằng lời). Còn kế hoạch hóa, theo  PGS. TS. Ngô Doãn Vịnh, Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ KH&ĐT đã viết: “… nói KHH tức là nói đến lập KH và biến KH thành thực tế cuộc sống đối với một công việc cụ thể hay đối với một hệ thống nhất định” [79]. Như vậy, KHH phải được hiểu là một quy trình gồm nhiều bước khác nhau. Về cơ  bản, quy trình KHH gồm ba bước: (1) soạn lập KH, với nhiệm vụ chính là xác định mục tiêu, chỉ tiêu cho tương lai và hệ thống các giải pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra; (2) tổ chức thực hiện KH, bao gồm quá trình tổ chức phối hợp hoạt động giữa các bên, sử dụng các chính sách, giải pháp nhằm khai thác, huy động và sử dụng nguồn lực để đạt mục tiêu KH; và (3) theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện KH. 

Kế hoạch hóa. Từ sự phân biệt giữa khái niệm kế hoạch và kế hoạch hóa như trên, với ý nghĩa tổng quát nhất, KHH được hiểu là “… một quá trình liên tục bao gồm việc đưa ra các mục tiêu cần đạt tới trong tương lai; lựa chọn và quyết định các phương pháp khác nhau trong tổ chức, sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có nhằm hướng tới việc thực hiện mục tiêu đặt ra cho tương lai” [94], tr. 3. Thống nhất với cách hiểu đó ([98], tr. 106) khẳng định, KHH là “quá trình đưa ra tập hợp các quyết định hành động về tương lai và sử dụng các phương tiện mong muốn để hướng đến việc thực hiện mục tiêu”. Đối với E. Jantsch  thì kế hoạch hóa “là quá trình bổ sung có hệ thống cơ sở thông tin để ra quyết định (chỉ ra hệ quả trong tương lai của những chuỗi hành động thực hiện hôm nay và tác động đến những hành động hôm nay của việc đạt đến các mục tiêu khác nhau trong tương lai)” ([110], tr. 29). Như vậy, cho dù nhìn nhận KHH ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các quan điểm trên đều thống nhất coi KHH là quá trình hoạch định về tương lai, dự kiến chuỗi các hành động can thiệp có ý thức của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý nhằm hướng tới đạt mục tiêu và tổ chức thực hiện chuỗi can thiệp đó.

Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội.  Ở tầm vĩ mô,  xem xét KHH như một công cụ quản lý của nhà nước để can thiệp vào nền kinh tế, Từ điển bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: KHH [phát triển] là phương thức quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của nhà nước theo mục tiêu, là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế, các ngành, các lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo những mục tiêu thống nhất: dự kiến trước phương hướng, cơ cấu, tốc độ phát triển và có các biện pháp tương ứng đảm bảo thực hiện, nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao” ([71], tr. 469).

KHHPT bao gồm KHHPT các ngành, lĩnh vực và KHHPT KTXH, trong đó KHHPT KTXH là một chức năng riêng có của nhà nước nhằm định hướng và điều hành mọi mặt đời sống xã hội trên một địa bàn lãnh thổ nhất định (hiện nay, phạm vi lãnh thổ được xây dựng KHPT ở Việt Nam trùng với địa bàn hành chính gồm bốn cấp trung ương, tỉnh, huyện hoặc xã)

Các khái niệm cơ bản liên quan đến kế hoạch hóa

 

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?