Các điều kiện và sự cần thiết của định giá thương hiệu ngân hàng thương mại

kế toán cho vay

Các điều kiện và sự cần thiết của định giá thương hiệu ngân hàng thương mại

Đề vận dụng được các lý thuyết định giá thương hiệu ngân hàng thương mại trong thực tiễn đòi hỏi phải có những điều kiện để áp dụng, những điều kiện này ứng với mỗi mô hình, mỗi thị trường và mỗi thương hiệu ngân hàng thương mại một khác nhưng có thể khái quát thành một số điều kiện cơ bản như sau:

+ Định nghĩa chuẩn về thương hiệu ngân hàng

+ Hệ thống chuẩn mực kế toán về thương hiệu đầy đủ và chính xác

+ Các số liệu tài chính của ngân hàng phải minh bạch

+ Công tác hạch toán kế toán trong ngân hàng phải thực hiện chuẩn xác và đúng đắn.

+ Hệ thống giám sát tài chính nghiêm minh và hiệu quả

Việc thiết lập các điều kiện cho từng lý thuyết định giá là rất quan trọng và cần thiết để kết quả định giá thương hiệu ngân hàng thương mại thực sự có ý nghĩa

Sự cần thiết của định giá thương hiệu ngân hàng

Định giá thương hiệu không chỉ không chỉ có vai trò trong việc mua bán sát nhập ngân hàng, mà nó còn có lợi ích lớn trong việc xác định giá trị ngân hàng.

Thời điểm ban đầu của việc hình thành định giá thương hiệu, việc xác định giá trị tài chính của thương hiệu được quan tâm trong hoạt động liên kết, sát nhập, mua bán thì hiện nay việc định giá hàng năm giá trị tài chính của thương hiệu giúp ngân hàng thương mại phần nào thể hiện kết quả hay thành tích trong kinh doanh của mình. Đặc biệt khi các ngân hàng thương mại đều tham gia thị
trường chứng khoán thì định giá thương hiệu hàng năm giúp phản ánh rõ nét giá trị thực của cổ phiếu.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm định giá thương hiệu ngân hàng thương mại[/message]

– Ngân hàng có cơ sở để thiết lập mặt bằng giá cho các sản phẩm của mình từ tiết kiệm đến tín dụng dựa trên giá trị thương hiệu của mình. Một thương hiệu có giá trị lớn, có nghĩa nó được khách hàng cảm nhận sâu sắc và có tình cảm gắn bó, có sự ghi nhận về mọi yếu tố của ngân hàng, nên khi đưa ra một sản phẩm mới hoặc khi nâng giá một sản phẩm cũ sẽ không quá gây áp lực với khách hàng.

– Khi việc định giá diễn ra hàng năm với tất cả ngân hàng thương mại, khách hàng sẽ có cơ sở để so sánh, rồi ra quyết định lựa chọn. Một ngân hàng thương mại có giá trị thương hiệu cao thì dù lãi suất huy động có thấp hơn vài chục điểm thì khách hàng cũng khó chuyển những khoản tiền gửi của mình sang những ngân hàng có giá trị thương hiệu thấp hơn vì khi có thương hiệu cao đồng
nghĩa với việc mọi yếu tố của ngân hàng đều được khách hàng cảm nhận và ghi nhận, có nghĩa ngân hàng có sự tin tưởng. Mà tin tưởng là yếu tố then chốt trong kinh doanh ngân hàng.

– Khi định giá thương hiệu, toàn bộ ngân hàng sẽ có một cách nhìn đúng đắn về thương hiệu cả về ý nghĩa, giá trị và việc quản lý thương hiệu như một tài sản thực sự có giá trị và mang lại nhiều giá trị. Khi ngân hàng thường niên tiến hành định giá thương hiệu, sẽ giúp ngân hàng thấy được sự phát triển của thương hiệu, khi giá trị tài chính thương hiệu tăng đều có nghĩa các công cụ quản lý của ngân hàng vẫn đang hiệu quả khi nhận thức và tình cảm của khách hàng dành cho ngân hàng gia tăng, điều này đóng góp rất lớn vào kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, nếu giá trị định giá thương hiệu giảm đi, kết quả hoạt động của ngân hàng trên mọi lĩnh vực từ huy động tiền gửi, cấp tín dụng, vị thế trên thị trường liên ngân hàng… chắc chắn cũng giảm, nhà điều hành ngân hàng lập tức phải xem xét nguyên nhân và điều chỉnh toàn bộ công tác quản lý của mình

– Kết quả của định giá thương hiệu còn là cơ sở cho các quyết định trong kinh doanh và đầu tư của ngân hàng thương mại. Vì khi có kết quả về giá trị tài chính của thương hiệu có nghĩa thương hiệu được nhìn nhận như các tài sản khác của ngân hàng như tín dụng, đầu tư, tài sản cố định… từ đó có những quyết định đầu tư, sắp xếp và phân phối đúng đắn dựa vào các chỉ tiêu như ROI, ROA…

– Có kết quả tài chính thương hiệu, ngân hàng có cơ sở để ra quyết định sử dụng, nhượng quyền, góp vốn hay đầu tư về thương hiệu. Đặc biệt việc góp vốn, liên kết, sát nhập hay thành lập công ty con tại ngân hàng thương mại là phổ biến nên lúc này thương hiệu là một tài sản sinh lãi trực tiếp, việc có số liệu tài chính về giá trị thương hiệu, thương hiệu sẽ không còn là tài sản miễn phí, ngân hàng
dễ dàng xác định giá trị của mình hơn trên bàn đàm phán.

– Đối với các cơ quan thuế: Khi ghi nhận thương hiệu như một tài sản có giá trị, được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, góp phần tạo ra lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thì việc định giá thương hiệu lại có nghĩa lớn. Giá trị định giá không chỉ giúp ngân hàng cân đối danh mục tài sản mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước ra những quyết định về thuế đối với loại tài sản vô hình này. Đặc biệt trong những thương vụ mua bán, sát nhập ngân hàng. Việc ghi nhận thương hiệu như một tài sản có giá trị trên bảng cân đối kế toán – đặc biệt là với các ngành mà uy tín ảnh hưởng sống còn tới mọi hoạt động kinh doanh như ngân hàng – sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới các quyết định liên quan đến mua bán, sát nhập ngân hàng, hay thành lập công ty con, hoặc nhượng quyền các dấu hiệu nhận biết thương hiệu như logo, tên, biển hiệu, slogan…

Định giá thương hiệu còn hỗ trợ trong việc nhượng quyền, mua bán thương hiệu hoặc những yếu tố thuộc bộ nhận diện thương hiệu. Xu thế mua bán sát nhập trong ngành ngân hàng hiện tại ở cả Việt nam và thế giới là phổ cập, nên việc định giá lại càng có ý nghĩa lớn đối với không chỉ bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều đối tượng hữu quan.

Các điều kiện và sự cần thiết của định giá thương hiệu ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?