Kinh nghiệm Trung Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Thị trường dầu thô

Kinh nghiệm Trung Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Hơn 30 năm cải cách đã đưa Trung Quốc từ một nước rất nghèo trở thành một nước có thu nhập trung bình, từ một nền kinh tế với quy mô khiêm tốn nay trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới; từ một nền sản xuất lạc hậu trở thành “công xưởng của thế giới”.

Trung Quốc đã phá kỷ lục thế giới về tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong thời gian dài. Nếu kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh được thế giới thán phục như một thần kỳ kinh tế Châu Á vì đã duy trì tốc độ cao liên tục trong 20 năm (1953-1973) thì Trung Quốc đến nay đã kéo dài thời kỳ tăng trưởng kinh tế tốc độ cao liên tục trên 30 năm. Tính bình quân, tốc độ tăng GDP hàng năm là 9,4% trong thập niên 1980, tăng lên 9,8% trong thập niên 1990, rồi 10,6% trong giai đoạn 2000 – 2010. Trong cả thời kỳ 1978-2013, tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, cao hơn 3% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thế giới trong cùng thời kỳ.

Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng tự hào về kinh tế, hệ quả của mức tăng trưởng cao ở Trung Quốc là tình hình bất bình đẳng về thu nhập nghiêm trọng, phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn dẫn đến sự bất bình của những người lao động nghèo khổ.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Kinh nghiệm Hàn Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế[/message]

Mô hình nhấn mạnh nhiều đến tăng trưởng, trong khi ít chú ý đến công bằng xã hội đã làm cho xã hội Trung Quốc rơi vào tình trạng mất ổn định. Tình trạng chênh lệch giàu nghèo diễn ra quá mức. Năm 1983, mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn là 1,698 lần. Đến năm 1990, con số là 2,021 lần. Năm 1998 mức chênh lệch lên tới 2,536. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn còn biểu hiện ở sự không cân xứng giữa tỷ lệ dân cư và thu nhập của mỗi bộ phận. Năm 1978, cư dân thành phố chiếm 17,98% dân số cả nước, có thu nhập chiếm 34,05% tổng thu nhập. Năm 1996, tỷ lệ dân thành phố tăng lên 28,14% nhưng tỷ lệ thu nhập lại chiếm tới 49,81%, tức gần một nửa tổng thu nhập cả nước.

Chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực cũng diễn ra trầm trọng: năm 1978 tổng thu nhập của dân miền Đông cao hơn mức của dân miền Trung 1,38 lần, sau đó tăng lên 2,06 lần năm 1987 và 2,41 năm 1995. Có những nơi phát triển cao thuộc tỷnh Giang Tô ở miền Đông có thu nhập gấp hơn 70 lần mức trung bình của miền Tây. Hiện nay số người giàu chiếm 10% dân số nhưng kiểm soát tới 45% tài sản của đất nước, còn 10% dân số nghèo khổ nhất chỉ chiếm 1,4% tài sản đất nước.

Với những chính sách thiếu nhạy bén về mặt xã hội trong những năm 1990, xếp hạng về chỉ số phát triển con người (HDI) của Trung Quốc đã giảm từ thứ 87 năm 1999 xuống 104 năm 2001 tuy rằng sau đó xếp hạng HDI của Trung Quốc năm 2007 đã tăng lên lại và đứng ở vị trí thứ 81. Với mức tăng trưởng kinh tế vào hàng cao nhất thế giới, cùng với tiềm lực kinh tế thứ 3 thế giới thì chỉ tiêu phát triển con người đạt thứ hạng thấp đã phản ánh thực trạng vấn đề bất bình đẳng và sự phân phối không công bằng các kết quả đạt được của tăng trưởng kinh tế. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi xếp hạng kinh tế của Trung Quốc tiến bộ nhanh hơn hẳn so với xếp hạng về HDI. Nếu như vào năm 1993, xếp hạng HDI của Trung Quốc còn cao hơn xếp hạng GNI trên đầu người tới 41 bậc, thì đến năm 2001, xếp hạng HDI lại thấp hơn 2 bậc so với GNI.

Kinh nghiệm Trung Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?