Các bài học kinh nghiệm về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

bảo lãnh ngân hàng

Mục lục

Các bài học kinh nghiệm về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Thực tế tăng trưởng ngoạn mục và phân phối công bằng hơn ở các nền kinh tế Đông Á (điển hình là Hàn Quốc) tương phản với bức tranh ảm đạm của các nước Mỹ Latinh (điển hình là Braxin) với tăng trưởng thấp và tình trạng bất bình đẳng cao là một bằng chứng sinh động ủng hộ chiến lược phát triển bền vững trong đó kinh tế tăng trưởng nhanh một cách bền vững cần đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, tăng trưởng là cơ sở để giảm bất bình thu nhập

Tăng trưởng kinh tế và bất bình thu nhập có mối liên quan mật thiết với nhau, trong đó tăng trưởng kinh tế là cơ sở vật chất để giảm bất bình đẳng thu nhập. Mục tiêu công bằng về phân phối thu nhập chỉ có thể đạt được khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định nào đó. Khi nền kinh tế còn trong giai đoạn kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, chính phủ không thể đánh thuế quá cao và do đó nguồn lực để thực hiện các chương trình tái phân phối thu nhập cũng hạn chế. Chỉ khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nào đó thì mới có đủ điều kiện về vật chất để thực hiện các chính sách tái phân phối thu nhập một cách hiệu quả, giúp giảm thiểu sự bất bình đẳng về thu nhập.

Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong giai đoạn đầu cải cách mở cửa cho thấy, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến vấn đề tăng trưởng, chủ trương “cho phép một bộ phận dân chúng có điều kiện giầu lên trước”, nới lỏng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho các địa phương phát huy tính tự chủ về mặt tài chính – đặc biệt là các tỷnh duyên hải ven biển – phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên từ nửa cuối những năm 1990 đến nay, Trung Quốc cũng đã phải điều chỉnh mô hình từ chấp nhận bất bình đẳng thu nhập để thúc đẩy tăng trưởng sang kết hợp giữa tăng trưởng bền vững và thực hiện công bằng trong phân phối.

Trung Quốc chủ trương xây dựng xã hội khá giả. Vấn đề công bằng bắt đầu được Trung Quốc chú trọng hơn thông qua hàng loạt những cải cách trong chính sách phân phối lại như cải cách thuế, cải cách cơ chế chi tài chính, cải cách chế độ bảo hiểm xã hội…

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Các lý thuyết về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế[/message]

Thứ hai, giải phóng sức sản xuất xã hội gắn với việc từng bước nâng cao đời sống của đại bộ phận nhân dân lao động

Nhìn vào chính sách phân phối lần đầu của Trung Quốc trong những năm qua, có thể nhận thấy, thông qua chính sách phân phối lần đầu, Trung Quốc đã từng bước giải phóng sức sản xuất cho các doanh nghiệp, khuyến khích tính tự chủ của địa phương một cách tối đa. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế liên tục, góp phần cải thiện đời sống của người lao động.

Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách phân phối lần đầu như phân phối lợi nhuận, chính sách phát triển các quỹ trong doanh nghiệp, Trung Quốc cũng đang liên tục điều chỉnh chính sách thuế, hệ thống bảo hiểm xã hội.v.v. nhằm giải phóng, kích thích được sức sản xuất của doanh nghiệp, từng bước tách doanh nghiệp ra khỏi các gánh nặng xã hội. Đồng thời, Trung Quốc cũng đang tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, các hình thức sở hữu khác nhau được phát triển trong môi trường cạnh tranh công bằng và thông thoáng. Qua hơn 20 năm cải cách mở cửa,
một trong những vấn đề đang cản trở việc giải phóng sức sản xuất ở Trung Quốc là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động tốt song tiềm năng về vốn lại ít, quy mô nhỏ do chính sách kiềm chế phát triển những năm trước, còn các doanh nghiệp nhà nước vốn lớn nhưng hiệu quả lại không cao. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các biện pháp từ những biện pháp như cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, cho thuê, khoán, cho giải thể phá sản các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, đến việc cho phép các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nước ngoài tham vào cải cách doanh nghiệp nhà nước thông qua các hình thức mua lại và tham gia cổ phần. Trung Quốc chủ trương chỉ giữ lại 500 doanh nghiệp lớn, then chốt thuộc sở hữu nhà nước. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp hương trấn và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác, Trung Quốc khuyến khích phát triển bằng cách cho vay vốn ưu đãi, cho phép tham gia phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đây là những cách làm táo bạo nhằm tăng khả năng cạnh tranh, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước của Trung Quốc.

Có thể nhận thấy, những năm qua, nhờ thực hiện giải phóng sức sản xuất của xã hội, Trung Quốc đã thành công trong việc nâng cao dần từng bước đời sống của đại bộ phận người lao động. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, bất cứ công cuộc cải cách nào, nếu muốn đạt được thành công, thì trước hết, đời sống của người lao động phải được nâng cao, tuy rằng mức độ nâng cao thu nhập của người dân trong các ngành nghề, các lĩnh vực và các khu vực có thể có độ chênh lệch khác nhau, có độ không công bằng khác nhau. Trong suốt những năm cải cách mở cửa, mặc dù có sự chênh lệnh giữa các vùng, miền trong thu nhập, song thu nhập bình quân của người lao động trong toàn xã hội ở Trung Quốc vẫn tăng lên không ngừng qua từng năm. Có những thời điểm ở Trung Quốc, tốc độ tăng lương bình quân của người lao động còn cao hơn tốc độ tăng GDP. Đây là nhân tố đảm bảo cho những cải cách của Trung Quốc thành công và được đông đảo nhân dân ủng hộ.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với việc tạo dựng các cơ hội việc làm và phúc lợi cho tất cả người dân

Các chính sách tăng trưởng mà không tính đến khía cạnh phân phối thu nhập và phân phối cơ hội cũng như không gắn với xoá đói nghèo bền vững sẽ khó duy trì được tăng trưởng trong dài hạn. Một khi chú trọng tới chất lượng tăng trưởng thì khía cạnh phân phối và xóa đói nghèo không thể giải quyết chỉ bằng chính sách tái phân phối thu nhập trực tiếp. Các biện pháp gián tiếp nhằm tạo cơ
hội cho người nghèo có thể tham gia nhiều hơn vào quá trình tăng trưởng mới là cần thiết. Do đó, đầu tư cho giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường có tác động tích cực tới hình thành vốn con người và vốn tài nguyên- được coi là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và thu nhập của người nghèo. Sự thành công của các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc là do đã đầu tư nhiều cho giáo dục, đặc biệt cho bậc giáo dục cơ sở phổ cập (tiểu học và trung học) trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Phát triển con người với quy mô rộng lớn như vậy đã tạo điều kiện tốt hơn để nhiều người dân được hưởng thụ thành quả của sự nghiệp phát triển, xoá đói giảm nghèo mang tính bền vững và ổn định xã hội. Tuy vậy, nếu chính sách đầu tư công chỉ tập trung vào số lượng mà không coi trọng chất lượng và cách thức phân phối thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Việc thực hiện chính này đã và đang gặp khó khăn tại nhiều nước dẫn đến tình trạng người giàu được tiếp cận các nguồn lực dễ dàng hơn và hưởng lợi nhiều hơn so với người nghèo. Một số nước đang phát triển có tỷ trọng chi cho các lĩnh vực xã hội khá cao nhưng lại không cải thiện được kết quả giáo dục và thu nhập của người nghèo. Chẳng hạn, một số nước ở Châu Mỹ La tinh có tỷ lệ nhập học của học sinh nghèo khá cao, nhưng phần lớn chỉ có thể theo học tại các trường công lập. Do chất lượng dịch
vụ của các trường công lập thấp nên kết quả giáo dục của học sinh nghèo kém so với học sinh giàu và vì vậy làm giảm cơ hội tìm được việc làm có thu nhập cao của nhóm nghèo. Đây là một nguyên nhân dẫn đến chênh lệch về thu nhập của các nước này khá cao. Như vậy, ở nhiều trường hợp, vấn đề chưa hẳn là tăng chi ngân sách mà là phân phối lại nguồn lực và cải thiện chất lượng của hàng hoá và dịch vụ công sao có lợi cho nhóm người có thu nhập thấp.

Chính phủ Hàn Quốc đã lập ra các quỹ phúc lợi cho công nhân, các chương trình bảo hiểm việc làm và đặc biệt là các kế hoạch cho vay với lãi suất thấp để đào tạo nghề cho những người nghèo, giúp họ có thể tự lực cánh sinh hoặc có được trình độ nhất định để tham gia vào xã hội. Không chỉ có vậy, Hàn Quốc cũng là nước rất chú trọng tới việc tăng chi tiêu y tế, sức khoẻ cộng động. Tỷ lệ dân cư được tiếp cận các dịch vụ y tế và vệ sinh là 100%, tỷ lệ dân cư được dùng nước sạch là 93% – rất cao so với các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, các chương trình đảm bảo an ninh, hưu trí, trợ cấp xã hội, chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ… cũng được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả. Các viện dưỡng lão, các dự án cải thiện dinh dưỡng cho những người có thu nhập thấp, các phòng khám cho bà mẹ và trẻ em… cũng được thành lập. Chính phủ cũng đã đầu tư xây dựng các khu chung cư nhỏ để phục vụ những người có thu nhập thấp. Chương trình xây dựng nhà cho thuê công cộng để
hỗ trợ cho những người chưa thể có khả năng mua nhà, đặc biệt là ở các khu đô thị, khu công nghiệp lớn cũng là một trong những chính sách mang lại hiệu quả cao không chỉ giải quyết vẫn đề nhà ở mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho mới.

Thứ tư, chú trọng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn để tạo sự phát triển cân bằng giữa thành thị và nông thôn

Để hạn chế bớt dòng dân di cư từ nông thôn ra thành thị do sự chênh lệch về chất lượng giáo dục, chất lượng các dịch vụ và phúc lợi xã hội, chính phủ nhiều nước rất quan tâm tới việc phát triển nông nghiệp, có các dự án xây dựng các khu công nghiệp ở nông thôn, các dự án thuỷ lợi, điển hình là phong trào Saemaul ở Hàn Quốc, từ đó nâng dần thu nhập của người dân nông thôn. Đồng thời, một vấn đề quan trọng nữa là nâng cao hệ thống giao thông nói riêng và cơ sở hạ tầng nói chung để từ đó làm tăng cơ hội tiếp cận việc làm và tiếp cận với nền văn hoá giáo dục văn minh, những dịch vụ xã hội hiện đại và cũng là tạo tiền đề để thu hút các nhà đầu tư đưa vốn vào khu vực nông thôn. Ngoài ra, các chính phủ cũng đã có chính sách giúp xoá nợ, kéo dài thời gian trả vốn, miễn phí giáo dục cho học sinh có nhà ở nông thôn, thực hiện chính sách giá nông sản cao (hiện nay, giá gạo của Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn ở mức rất cao), chính sách lãi suất thấp…

Thứ năm, hạn chế tốc độ tăng trưởng dân số

Dân số tăng trưởng nhanh là một gánh nặng đối với hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt với các nước nghèo. Tiết kiệm cần phải dành cho việc xây dựng nhà ở cho dân số gia tăng và cung cấp tư bản cho những người mới gia nhập lực lượng lao động, và do đó đất nước còn lại rất ít nguồn lực để đầu tư chiều sâu vào tư bản nhằm tăng năng suất lao động. Do đó, cắt giảm tốc độ tăng dân số thường được coi là một cách để tăng mức sống ở các nước kém phát triển. Mục tiêu kiềm chế dân số có thể được thực hiện trực tiếp thông qua luật hạn chế sinh đẻ hoặc gián tiếp thông qua việc làm tăng hiểu biết của người dân về kỹ thuật sinh đẻ có kế hoạch.

Các bài học kinh nghiệm về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Các bài học kinh nghiệm về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

  1. Pingback: Chính sách của Đảng và Nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?