Khái niệm trọng tài trong khoa học pháp lý Quốc tế
Ở tất cả các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu tố nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọng tài. Khái niệm Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn xét xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế.
Cuối thế kỷ 19, người ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý cho hình thức trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế. Đó là hội nghị Hoà bình tổ chức tại La – Hay Hà Lan vào năm 1899 và 1907. Hai hội nghị này đã đi đến việc soạn thảo quy chế và thủ tục và nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để các hiệp ước trọng tài.
Cũng như các thuật ngữ khoa học pháp lý khác, khái niệm “Trọng tài” được đề cập nhiều trong luật quốc tế. Định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công ước La – Hay năm 1988, theo đó: “Trọng tài là nhằm để giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp”.
Hiệp định La – Hay 1907 qui định: “Trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tôn trọng luật pháp”.
Theo giáo sư Ph.Farrchar thuộc trường đại học Pans II thì: “Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên giao cho một cá nhân (trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau”.
Luật sư toà thượng thẩm Paris Didier Skonicki định nghĩa ngắn gọn: “Trọng tài là toà án tư, do ý chí của đôi bên tranh chấp. Nó cũng xét xử như toà án nhà nước”.
Tựu trung lại, có thể hiểu trọng tài là phương thức giải quyết một số hoặc toàn bộ các tranh chấp đã và sẽ phát sinh giữa các bên mà pháp luật cho phép được giải quyết bằng một cơ quan xét xử do các bên thoả thuận lập ra.
Như vậy, biện pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có hai điểm cơ bản, đó là: “Sự lựa chọn của hai bên” và “trên cơ sở tôn trọng pháp luật”. Các bên có quyền thoả thuận và lựa chọn thành phần trọng tài. Đây là một phần trong quyền độc lập tối cao mà cơ chế này đem lại cho các bên đương sự. Hai bên có thể tự thoả thuận để chọn biện pháp trọng tài,tự lập ra hội đồng trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp. Đặc điểm này tạo ra ưu điểm lứon cho trọng tài vì ý kiến của hai bên đương sự được đề cao và tôn trọng nên phán quyết trọng tài đưa ra dễ được chấp nhận và thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Do đó tố tụng trọng tài cũng như phán quyết trọng tài sẽ có tính luật pháp. Tính hợp pháp của tố tụng trọng tài sẽ có tính ràng buộc đối với các bên.
Qua đó ta thấy, trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở pháp luật, một phương thức mang tính chất duy trì luật pháp chứ không mang tính chất thay đổi hay tạo ra luật pháp.
Khái niệm trọng tài trong khoa học pháp lý Quốc tế
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT