Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

Kế hoạch kiểm toán

Mục lục

Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

1. Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động thị trường chứng khoán

Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán đã cho thấy, đầu tiên thị trường chứng khoán hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu như chưa có
sự quản lý. Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và đảm bảo sự hoạt động của thị trường được thông suốt, ổn định và an toàn, bản thân các nhà kinh doanh chứng khoán và các quốc gia có thị trường chứng khoán hoạt động cho rằng cần phải có cơ quan quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán. Chính vì vậy, cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán đã ra đời.

Cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán được hình thành dưới nhiều mô hình tổ chức hoạt động khác nhau, có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước cơ quan này trực thuộc chính phủ, nhưng có nước lại có sự kết hợp quản lý giữa các tổ chức tự quản và Nhà nước. Nhưng tựu chung lại, cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán do Chính phủ của các nước thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững.

Cơ quản quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán có thể có những tên gọi khác nhau, tùy thuộc từng nước và nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán.

Tại Mỹ, Ủy ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC – Securities and Exchange Commision) là một cơ quan của liên bang có tư cách pháp lý thực hiện việc kiểm soát thị trường chứng khoán. Tất cả các tổ chức hoạt động trong ngành chứng khoán đều phải đăng ký, báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Ủy ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán. Tại Nhật Bản, năm 1992, Ủy ban giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán (ESC – Exchange Surveillance Commision) được thành lập, năm 1998 đã được đổi tên thành Finacial Supervision Agency (FSA) với chức năng cơ bản là tiến hành điều tra và xử lý các giao dịch gian lận trong thị trường chứng khoán. Các chức năng quản lý thị trường chứng khoán do Tổng cục chứng khoán thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản đảm nhiệm.

Tại Hàn Quốc, quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán có Ủy ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (ESC – Exchange Surveillance Commision) và Ủy ban giám sát chứng khoán (SSB – Securities Suprvise Board) (từ năm 1998 đổi tên thành Finacial Supervision Commision) được đặt dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế – Tài chính. Ban giám sát chứng khoán là cơ quan chấp hành của Ủy ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán[20].

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm : Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán[/message]

Từ những kinh nghiệm học tập được ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển, với sự vận động sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Việt Nam đã thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhà nước, thành lập theo Nghị định số 75 CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ. UBCKNN là một cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam, sau này chuyển thành cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam.

2. Sở giao dịch chứng khoán

Giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trường chứng khoán thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định của luật pháp và Ủy ban chứng khoán.

3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các CTCK và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trường, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là một tổ chức tự quản.

4. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương mại, CTCK đáp ứng đủ các điều kiện của Ủy ban chứng khoán sẽ thực hiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

5. Các tổ chức hỗ trợ

Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như: cho vay tiền để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Các tổ chức hỗ trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau, có một số nước không cho phép thành lập các loại hình tổ chức này.

6. Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm

Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các tài khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chính của TCPH (TCPH) theo những điều khoản đã cam kết của TCPH đối với một đợt phát hành cụ thể.

Hệ số tính nhiệm được biểu hiện bằng các chữ cái hay chữ số, tùy theo quy định của từng công ty xếp. Ví dụ, hệ thống xếp hạng Moody’s có các hệ số tín nhiệm được ký hiệu là Aaa, Aal, Baal, hay Bl..; hệ thống xếp hạng của S&P, có các mức xếp hạng AAA, AA+, AA, AA-, A+, A….

Các nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm về TCPH do các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm cung cấp để cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của mình. Các công ty đánh giá (xếp hạng) hệ số tín nhiệm có vai trò quan trọng trong việc phát hành các chứng khoán, đặc biệt là phát hành các chứng khoán quốc tế.

Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?