Mục tiêu hiện đại hoá hoạt động của các NHTM Việt Nam

Triết lý quản trị nhân lực

Mục lục

Mục tiêu hiện đại hoá hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đối với ngân hàng thương mại, hiện đại hoá hoạt động là để tăng cường khả năng phục vụ KH và trình độ xử lý nghiệp vụ, quản trị điều hành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, củng cố khả năng sinh lời và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Đối với chính phủ và ngân hàng thương mại, mục tiêu của hiện đại hóa hệ thống NH là để hỗ trợ cho việc phát triển một khu vực NH hiện đại, đủ khả năng phục vụ cho các nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển, làm tăng sự tin cậy đối với hệ thống NH Việt Nam, lĩnh vực phải chấp nhận mở cửa nhiều nhất trong cam kết gia nhập WTO (và là một trong những mối quan ngại lớn nhất của các nhà quản lý vĩ mô trong quá trình hội nhập).

Mục tiêu của hiện đại hoá hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam được tóm lược trong ba vấn đề cơ bản sau:

(i) Lành mạnh hoá và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam để đảm bảo các ngân hàng thương mại có đủ năng lực tài chính về quy mô và chất lượng, hệ thống thông tin kế toán minh bạch, tuân thủ chuẩn mực quốc tế; và đạt các yêu cầu tối thiểu của Hiệp ước vốn Basel I và II trong trung hạn. Mục tiêu này nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại thực sự trở thành lực lượng chủ đạo trong hệ thống tài chính, đảm bảo hoạt động lành mạnh, an toàn và có hiệu quả. Đây là nhiệm vụ chiến lược của ngành NH nhằm xây dựng một hệ thống NH có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước, thực hiện có hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế.

(ii) Tăng cường năng lực thể chế của các ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy các ngân hàng thương mại nâng cao năng lực quản trị điều hành.Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý kinh doanh để đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, xây dựng mô hình hoạt động, mô hình tổ chức quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó phân biệt rõ chức năng, quyền hạn của hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát (kiểm toán nội bộ), hội đồng (uỷ ban) quản lý rủi ro; sắp xếp lại đi đôi với mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và các kênh phân phối. Mở rộng quan hệ đại lý hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính nước ngoài hướng tới việc hiện diện thương mại của các ngân hàng thương mạiViệt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

(iii) Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ NH hiện đại phù hợp với thực tế và yêu cầu. Tập trung đầu tư mạnh vào công nghệ đáp ứng yêu cầu về công nghệ của NH hiện đại nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống NH phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động NH, quản lý vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên NH, hệ thống giao dịch điện tử, giám sát từ xa và cảnh báo sớm nhằm nâng cao toàn diện năng lực quản lý và năng lực giám sát hoạt động NH theo chuẩn mực khu vực và quốc tế. Phấn đấu xây dựng hệ thống thanh toán NH an toàn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong khu vực (về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khuôn khổ thể chế và dịch vụ thanh toán). Phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong toàn quốc; hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên NH, thanh toán bù trừ và hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM theo hướng tự động hoá với cấu trúc mở và có khả năng tích hợp hệ thống cao đối với các ứng dụng. Kết nối hệ thống thanh toán của các NHTM với hệ thống thanh toán điện tử liên NH. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước và làm dịch vụ thanh toán bù trừ, liên NH của NHNN. Phát triển công nghệ, phương tiện thanh toán, các hình thức và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến, an toàn, hiệu quả.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Đánh giá thực trạng hiện đại hoá hoạt động của các NHTM Việt Nam[/message]

Trong thời gian qua, toàn Ngành NH đã ưu tiên, tập trung nhiều nguồn lực kể cả các nguồn vốn vay nước ngoài để đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ, tin học hoá các hoạt động nghiệp vụ, lấy hiện đại hoá Hệ thống thanh toán NH là trọng tâm, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phát triển kinh tế đất nước & hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu của phát triển công nghệ thông tin của ngành NH đến năm 2010 là nhằm ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực hoạt động NH theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Toàn bộ hoạt động xây dựng và phát triển CNTT trong ngành NH luôn được thực hiện nhất quán, định hướng phát triển theo bốn nội dung lớn [29]:

Thứ nhất là việc đầu tư công nghệ và thiết bị cần lựa chọn kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tuân thủ giải pháp mở, có khả năng mở rộng trong những năm tiếp theo; Tăng cường sự hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các tổ chức tài chính và NH khu vực và trên thế giới;

Thứ hai, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, phù hợp với lộ trình phát triển các NH hiện đại, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp đổi mới NH. Xây dựng được hệ thống phần mềm ứng dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam để tin học hoá các nghiệp vụ một cách đồng bộ; từng bước tự động hoá theo chuẩn mực quốc tế;

Thứ ba, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, công chức, viên chức ngành NH về nhận thức coi ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và đổi mới hoạt động NH, là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với NH các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Duy trì và phát triển nhanh nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành NH. Có kế hoạch lâu dài đào tạo cán bộ đủ kiến thức vận hành, khai thác và làm chủ kỹ thuật đối với các hệ thống kỹ thuật mới hiệu quả nhất;

Thứ tư là phải kết hợp giữa ứng dụng kỹ thuật mới với nghiên cứu chỉnh sửa và xây dựng mới các quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật hiện đại.

Nhằm thực hiện tốt hoạt động thanh toán trong thời gian tới, định hướng chung về phát triển hoạt động thanh toán giai đoạn 2008-2010 là: (i) nghiên cứu, xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung các qui định có liên quan đến lĩnh vực thanh toán theo đúng các qui định của pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là những vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán của các tổ chức không phải là TCTD, thanh toán điện tử và thương mại điện tử; (ii) Tích cực triển khai xây dựng và thực hiện các đề án thành phần thuộc Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020. Trước mắt, tập trung chỉ đạo triển khai đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất và đề án kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống liên NH quốc gia; (iii) Nghiên cứu và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị tham mưu cho Thống đốc chỉ đạo hoạt động thanh toán trong nền kinh tế sau khi ban hành Nghị định 96/2008/NĐ-CP  qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN thay thế Nghị định 52/2003/NĐ-CP; (iv) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống thanh toán, nâng cao hiệu lực giám sát hoạt động của các hoạt động thanh toán mang tính hệ thông, giảm thiểu rủi ro; (v) Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển để hoàn chỉnh hoạt động thanh toán tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Song song với các mục tiêu hiện đại hoá hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Chính phủ và NHNN cũng đã xác định cần phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc thận trọng, đảm bảo ổn định kinh tế – xã hội và an toàn hệ thống NH; cho phép các NH nước ngoài đặc biệt là các NH có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín mua cổ phiếu, tham gia quản trị điều hành ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam. Về lâu dài, nhà nước chỉ cần giữ cổ phần chi phối hoặc tỷ lệ cổ phần lớn tại một số ít các ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hoá tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của từng NH và yêu cầu quản lý, đảm bảo an toàn, hiệu quả của hệ thống nhằm nâng cao nguyên tắc thương mại, kỷ luật thị trường trong hoạt động của các NHTM nhà nước.

Định hướng của Đảng và Chính phủ cũng đã chỉ rõ đến năm 2020 phải đưa Việt Nam trở thành một đất nước cơ bản là công nghiệp. Mục tiêu này đang ngày càng trở thành hiện thực với đà tăng trưởng mạnh mẽ trung bình khoảng 8% hiện nay, theo đó, đến 2015, Việt Nam sẽ là một nền kinh tế có quy mô dự kiến trên 110 tỷ USD và đến 2020 là khoảng 160 tỷ USD. Như vậy, để hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đủ sức cạnh tranh, hội nhập và phát triển đạt mục tiêu Đảng đã đề ra, trong giai đoạn đến 2010 các NH cần tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm đổi mới một cách mạnh mẽ mọi hoạt động với các mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản trị điều hành và tiếp tục cải tiến nâng cấp công nghệ NH phù hợp với yêu cầu và tất yếu phải cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước.

Mục tiêu hiện đại hoá hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Mục tiêu hiện đại hoá hoạt động của các NHTM Việt Nam

  1. Pingback: Công nghệ ngân hàng thương mại hiện đại | luanantiensiaz

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?