Các cấp độ của cạnh tranh

hành vi tiêu dùng

Mục lục

Các cấp độ của cạnh tranh

Một nền kinh tế muốn có năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều sản phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

1. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia

Năng lực cạnh tranh quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tất cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Có rất nhiều cách hiểu về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia

Theo Asia Development Outlook 2003 là khả năng cạnh tranh của một nước để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế. Đồng thời, duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước đó. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nước để tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong thương mại quốc tế, trong khi kiếm được thu nhập tăng lên từ nguồn lực của nó.

Theo diễn đàn kinh tế thế giới 1997 (WEF), thì năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu là “sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mô, đó là năng lực của một nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở xác định các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”

Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF, năng lực cạnh tranh của quốc gia được đo bằng tám chỉ tiêu: mức độ mở của nền kinh tế, vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường tài chính, môi trường công nghệ, kết cấu hạ tầng, chất lượng quản trị kinh doanh, hiệu quả và tính linh họat của thị trường lao động, môi trường pháp lý.

2. Năng lực cạnh tranh ngành

Một quốc gia muốn có nền kinh tế phát triển, có năng lực cạnh tranh cao thì quốc gia đó cần phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao. Có thể hiểu năng lực cạnh tranh ngành (hay doanh nghiệp) là

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, còn thông qua một số tiêu chí khác như: nguồn lực về vốn, công nghệ, con người, quản lý; chất lượng và giá cả sản phẩm; hệ thống phân phối và dịch vụ sau bán hàng của  doanh nghiệp; chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo mô hình kim cương của Micheal Porter, lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài trong môi trường kinh doanh quốc gia bao gồm: các điều kiện về yếu tố sản xuất, sức cầu về hàng hóa, các ngành phụ trợ, môi trường cạnh tranh ngành và vai trò của Chính Phủ.

3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp lại được thể hiện thông qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của nó. Đây cũng là cái thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh của các chủ thể nói chung.

Theo tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 317, tháng 10 năm 2004 của TS Nguyễn Văn Thanh: “Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm được hiểu là khả năng sản phẩm có được nhằm duy trì được vị thế của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh”

Năng lực cạnh tranh sản phẩm được nhận biết thông qua lợi thế cạnh tranh của sản phẩm đó với các sản phẩm khác cùng loại.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể được đánh giá thông qua: giá sản phẩm, sự vượt trội về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, thương hiệu… so với đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị trường vào cùng một thời điểm.

4. Mối quan hệ giữa ba cấp cạnh tranh

Có thể nói ba cấp độ của năng lực cạnh tranh mặc dù có sự độc lập tương đối nhưng giữa chúng vẫn tồn tại mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cơ bản, cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành   (doanh nghiệp), và tổng hợp lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Ngược lại năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh ngành (doanh nghiệp), và chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi được nâng cao sẽ tạo nên sức hút, sự hấp dẫn với sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng từ đó tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Như trên đã trình bày, năng lực cạnh tranh sản phẩm là quan trọng nhất, vì thế báo cáo này tập trung vào trình bày các kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm (lấy ví dụ là thuốc tân dược).

Các cấp độ của cạnh tranh

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?