Văn hóa là gì? Khái niệm về văn hóa

kinh doanh của nhà hàng

Văn hóa là gì? Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là gi? Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, Từ “văn hoá” có nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm “văn hoá” bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)…

Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [Hồ Chí Minh 1995: 431].

Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise” [UNESCO 1989: 5].

Theo Đoàn Văn Chúc cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa – không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa, nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm về văn hoá và phản văn hoá[/message]

Khi nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Cũng chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển của loài người qua các thế hệ. Một đất nước giàu truyền thống văn hóa là một đất nước giàu có về tinh thần.

Xem thêm: Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữ con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam. Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa Thông tin – 1999 [tr. 1796] thì văn hóa là (1) những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc; kho tàng văn hóa dân tộc. (2) Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa; chú ý đời sống văn hóa của nhân dân. (3) Tri thức khoa học, trình độ học vấn: trình độ văn hóa; học các môn văn hóa. (4) Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao: người có văn hóa; gia đình văn hóa mới. (5) Nền văn hóa một thời kì lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn hóa Đông Sơn; văn hóa rìu hai vai.

Trong từ điển học sinh do NXB Giáo dục ấn hành năm 1971 viết: “Văn hóa” là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần (như trình độ sản xuất, khoa học, văn học nghệ thuật, nếp sống, đạo đức, tập quán…) mà loài người sáng tao ra nhằm phục vụ những nhu cầu của mình trong quá trình lịch sử. Hay là: “Trình độ hiểu biết về những giá trị tinh thần thuộc về một thời kì lịch sử nhất định”.

Các bạn đã vừa tham khảo khái niệm văn hóa là gì . Các bạn có thể tham khảo thêm Khái niệm về văn hoá và phản văn hoá tại đây

Văn hóa là gì? Khái niệm về văn hóa

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

18 thoughts on “Văn hóa là gì? Khái niệm về văn hóa

  1. Pingback: Văn hóa là gì? - Luận Án Tiến Sĩ

  2. Pingback: Khái niệm về Văn hóa và văn minh | dvvietthueluanvan

  3. Pingback: - Download Luận Văn

  4. Pingback: Khái niệm văn hóa - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  5. Pingback: Khái niệm về văn hóa - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  6. Pingback: Khái niệm về văn hoá và phản văn hoá - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  7. Pingback: Văn hóa là gì? - Download Luận Văn

  8. Pingback: Đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Download Luận Văn

  9. Pingback: Khái niệm thuật ngữ văn hóa - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

    • Mr.Luân says:

      Hi, chào bạn

      Tiểu văn hóa là văn hóa của các cộng đồng xã hội mà có những sắc thái khác với nền văn hóa chung của toàn xã hội. Người ta thường hay nhắc đến tiểu văn hóa của thanh niên, của một dân tộc ít người nào đó hay tiểu văn hóa của một cộng đồng người dân sinh sống lâu đời ở một nước, v.v… Thực chất, tiểu văn hóa vẫn là một bộ phận của nền văn hóa chung; nó chỉ có những nét khác biệt khá rõ so với nền văn hóa chung, song không đối lập với nền văn hóa chung đó.

    • Mr.Luân says:

      Trong khi tiểu văn hóa mình vừa đề xuất ở comment ở trên của bạn Tín vẫn hướng tới bảo vệ những giá trị của nền văn hóa chung, thì phản văn hóa công khai bác bỏ những chuẩn mực, giá trị của nền văn hóa chung. Phản văn hóa có thể được xem như tập hợp các chuẩn mực, giá trị của một nhóm người trong xã hội mà đối lập, xung đột với các chuẩn mực, giá trị chung của toàn xã hội. Như vậy, so với tiểu văn hóa thì sự khác biệt giữa phản văn hóa và văn hóa chung là lớn hơn nhiều.

      Nhìn chung, phản văn hóa là điều thường thấy trong mọi xã hội.

  10. Huyền says:

    Bác Hồ có câu nói khá hay về văn hóa gửi cho các bạn đó là “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh tồn”

  11. mai says:

    cho e hỏi sự nghiệp văn hóa là gì ạ, cũng như đặc điểm và quá trình phát triển của nó ạ
    e cảm ơn

  12. Vũ Thị Xuân Mai says:

    Giúp e trả lời câu hỏi sau đây với ạ
    So sánh khái niệm văn hoá của Trần Ngọc Thêm và của Hồ Chí Minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?