Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch

xây dựng nông thôn mới

Mục lục

Du lịch và sản phẩm du lịch

Khái niệm du lịch

Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of  Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc: Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. [21] [message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ[/message]

Theo I. I. Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa. [14]

Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. [7]

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. [14]

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. [14]

Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

1.1.2 Khái niệm sản phẩm du lịch

Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: “ Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú  vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng (Từ điển du lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984).

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. [14]

Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch.

Các đặc tính của sản phẩm du lịch là :

– Tính vô hình : Sản phẩm DL thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá.

– Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng : Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.

– Tính không đồng nhất : Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.

Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.

Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, yếu tố thiên nhiên và quan niệm của các tác giả, có thể kết hợp các yếu tố căn bản để đưa ra các mô hình sản  phẩm du lịch chủ yếu : 4S và 3H của Mỹ và mô hình 6S của Pháp.

Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

33 thoughts on “Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch

    • admin says:

      Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

  1. Vân says:

    Cho em hỏi một vấn đề ạ. Thầy có thể cố gắng trả lời trong thồi gian gần nhất giúp em không ạ. Đặc trưng của hoạt động du lịch thồi trung đại là gì ạ

  2. Trâm says:

    Thầy có thể cho em hỏi các loại sản phẩm du lịch gồm những loại nào được ko ạ, em cảm ơn Thầy nhiều lám ạ

    • admin says:

      Tour du lịch – Dịch vụ du lịch là tập hợp các dịch vụ cung cấp trên chương trình du lịch, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu ăn, ở, lưu trú, đi lại, tham quan, giải trí của khách du lịch từ lúc đón khách cho tới lúc đưa khách về nơi khách du lịch mong muốn sau chương trình du lịch của mình.

  3. Hiền says:

    Làm giúp em câu này ạ.

    1.Đặc điểm của sản phẩm du lịch ( phân tích / giải thích / cho ví dụ )

    Em cảm ơn ạ.

  4. hắng phương says:

    cho em hỏi tại sao sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi, và các yếu tố tác động đến sự thay đổi đó? cho một ví dụ

    • Mr.Luân says:

      Nếu dựa vào tính tự nhiên của các yếu tố, có thể chia các yếu tô’ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch thành hai nhóm:

      Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch

      – Nhóm 1: Các nhân tố khách thể, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động như: Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu (số lượng, chủng loại, chất lượng).

      – Nhóm 2: Các nhân tô’ chủ thể: chất lượng lao động, số lượng lao động, cơ cấu lao động, trình độ nghiệp vụ, phương thức quản lý, tổ chức lao động.

      Đối với các doanh nghiệp du lịch, chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào 3 yếu tố:

      – Đặc điểm của nguồn khách: Đối tượng khách du lịch khác I nhau đòi hỏi các phương thức phục vụ khác nhau.

      – Cơ sở vật chất kỹ thuật: Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật là không thể thiếu được đối với việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóa du lịch của khách du lịch. Các doanh nghiệp cần phải nâng cao và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

      – Cơ cấu, chất lượng lao động: Trong quá trình cung ứng dịch vụ du lịch, có hai hình thức lao động: trực tiếp và gián tiếp, trong đó lao động trực tiếp chiếm phần lớn. Chất lượng của dịch vụ du lịch chịu sự ảnh hưởng lớn của đội ngũ lao động trực tiếp này. Ngoài ra, đội ngũ lao động gián tiếp và cán bộ quản lý mặc dù không trực tiếp phục vụ khách du lịch nhưng cần hiểu rằng một sự quản lý tồi sẽ khó có thể cung cấp cho khách một dịch vụ hoàn hảo.

      Vói đặc điểm của dịch vụ du lịch thì việc đánh giá, đo lường chất lượng dịch vụ khó khăn, phức tạp hom các hàng hóa hữu hình khác rất nhiều. Do đó cần nghiên cứu việc đo lường chất lượng dịch vụ.

  5. hoa says:

    cho em hỏi cấu tạo của sản phẩm du lịch là gì ? để cạnh tranh thì doanh nghiệp chú trọng vào lớp nào ? và tại sao ? em xin cảm ơn

  6. khuyen says:

    dạ cho em hỏi: sản phẩm du lịch có những đặc điểm khác biệt gì ạ? với những khác biệt đó theo bạn là HDV du lịch trong tương lai bạn sẽ là gì?

  7. trang says:

    thây giải giúp em câu hỏi
    phân tich và so sánh sản phẩm du lịch và sản phẩm của các ngành kinh tế khác như nông nghiệp công nghiệp?
    Làm rõ của chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào các yếu tố nào? từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm?

  8. Oanh says:

    Cho em hỏi:Hãy pt”Sản phẩm du lịch được tiêu dùng chủ yếu ở địa điểm ngoài nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch” ảnh hưởng như thê nào đến quản trị doanh nghiệp du lịch

  9. Pingback: Khái niệm doanh nghiệp lữ hành - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?