Xử lý nợ xấu

nợ nước ngoài

Mục lục

Xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu được coi là phần trung tâm trong hoạt động quản lý nợ xấu

Khi một khoản nợ đã được xác định là nợ xấu, ngay lập tức được chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu. Tại thời điểm này, tài liệu về nợ phải được hoàn thiện với những chứng cứ về tình trạng và nguyên nhân xuống hạng của nợ xấu. Các ngân hàng có thể sử dụng những cách sau để xử lý nợ xấu:

  1. Quy trách nhiệm đòi nợ đối với nhân viên tín dụng

Đối với những khoản nợ có nguyên nhân chủ quan từ nhân viên tín dụng, ngân

hàng kiên quyết sử dụng biện pháp quy trách nhiệm đòi nợ cho người đó. Trong

trường hợp không thể đòi nợ được, người làm sai sẽ phải bồi thường cho ngân hàng và còn nhận thêm các hình thức kỷ luật khác. Với những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp mạnh hơn như đuổi việc, kiện ra toà… Đây là biện pháp vừa có tính hiệu quả cao trong việc thu nợ, vừa có tác dụng giáo dục đối với cán bộ, nhân viên ngân hàng.

Nếu các khoản nợ không phải do nhân viên tín dụng làm sai, các ngân hàng cũng có thể áp dụng biện pháp gắn việc đòi nợ với nhiệm vụ của cán bộ tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Ngoài ra, các ngân hàng có thể xây dựng cơ chế thưởng phạt trong việc thu hồi nợ nhằm phát huy động lực sáng tạo của những người có trách nhiệm.

  1. Tổ chức đòi nợ từ khách hàng

Biện pháp này được áp dụng với những khoản nợ xấu có khả năng thu hồi.

Ngân hàng xem xét khả năng hồi phục của khách hàng, sau đó sẽ tiến hành thương lượng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng như yêu cầu cam kết của khách hàng.

Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể áp dụng các phương án sau:

– Gia hạn nợ: đây là phương án có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Khách hàng có thể tránh được áp lực trả nợ để tiếp tục kinh doanh còn ngân hàng thì giảm được nợ quá hạn. Tuy nhiên biện pháp này bị giới hạn bởi thời hạn được phép cho vay của ngân hàng.

– Điều chỉnh kì hạn nợ thông qua việc hoãn (hoặc/ và) giảm khối lượng nợ gốc phải thanh toán của kì hạn nợ, nhưng không được giảm tổng số nợ phải trả.

– Ngân hàng có thể xem xét cấp thêm tín dụng giúp khách hàng vượt qua khó khăn đồng thời tạo khả năng thu hồi được khoản nợ trước. Đây không phải là biện pháp tối ưu vì nó mang tính mạo hiểm cao.

– Chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phần với các doanh nghiệp cổ phần. Ngân hàng áp dụng biện pháp này khi các khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh do nguyên nhân khách quan song có triển vọng phục hồi. Trong thực tế, các ngân hàng hay sử dụng biện pháp này đối với những doanh nghiệp tạm thời sa sút, gặp “tai nạn đột xuất” không nghiêm trọng trong kinh doanh hoặc đối với các khách hàng có nợ lớn mà vẫn còn cơ hội hồi phục.

  1. Xử lý tài sản đảm bảo

Khi các khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ được nữa, ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo (TSĐB). Để hỗ trợ cho việc thực hiện hợp đồng, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng cam kết thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba. Ngân hàng bán TSĐB trên thị trường, hoặc qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hay bán cho công ty mua bán nợ.

  1. Bán các khoản nợ

Bán nợ là việc NHTM chuyển giao quyền chủ nợ đối với các khoản nợ hiện đang còn dư nợ hoặc đang theo dõi ngoại bảng tại ngân hàng cho tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu mua nợ. Việc chuyển giao khoản nợ được tiến hành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên có liên quan. Một khoản nợ có thể được bán toàn phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thể được mua bán nhiều lần. Phương thức bán nợ có thể được thực hiện thông qua đấu giá các khoản nợ theo quy định về đấu giá tài sản hoặc thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán và bên mua hoặc thông qua môi giới. Giá mua bán nợ có thể do các bên thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua môi giới hoặc giá cao nhất trong trường hợp khoản nợ được bán theo phương thức đấu giá.

Biện pháp này được ngân hàng sử dụng nhằm tận thu nợ xấu, khắc phục và xử lý được nợ tồn đọng, làm trong sạch, lành mạnh bảng cân đối kế toán, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Thông thường, các khoản mua bán nợ hiện nay của các NHTM là các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng đã lâu, khó xử lý bằng các biện pháp thông thường trong khi các biện pháp khác ngân hàng không có đủ năng lực tài chính hoặc hành lang pháp lý để thực hiện. Ngân hàng đánh giá biện pháp bán toàn bộ khoản nợ là biện pháp hiệu quả nhất giúp ngân hàng nhanh chóng thu được tiền về để thực hiện quay vòng vốn, mặt khác nhằm giảm nợ xấu, cơ cấu lại danh mục tín dụng, giảm chi phí quản lý các khoản nợ xấu này.

Khi bán các khoản nợ xấu, ngân hàng thường chấp nhận bán thấp hơn mệnh giá để thu hồi vốn nhanh và tránh ảnh hưởng tới những khoản nợ còn lại. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cần sự phát triển hơn nữa thị trường mua bán nợ và NHTW cũng cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể hơn nữa để các NHTM có hành lang pháp lý trong việc thực hiện.

Trong hoạt động mua bán nợ, các ngân hàng thường thành lập một tổ chức có tính chuyên môn hoá cao gọi là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC). Công ty này sẽ tiếp nhận các khoản nợ và thực hiện việc mua bán tiếp theo. Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể bán nợ qua công ty mua bán nợ của chính phủ, hoặc hiện nay, còn có một kỹ thuật mới đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới là chứng khoán hoá các khoản nợ. Chứng khoán hoá là chuyển đổi một tập hợp có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của ngân hàng mà trước đó không có thị trường thứ cấp để giao dịch thành các chứng khoán khả mại, có thể bán trên thị trường thứ cấp. Ngân hàng có thể dùng kỹ thuật này để xử lý các khoản nợ xấu của mình nhưng cần có sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán cùng giao dịch mua bán nợ.

  1. Bù đắp bằng quỹ dự phòng.

Khi các biện pháp thu hồi khác không có hiệu quả, ngân hàng có thể dùng nguồn quỹ DPRR tài sản đề bù đắp thiệt hại của khoản nợ xấu. Do tính chủ động cao nên biện pháp này thường được các NHTM vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ nhanh chóng. Nhưng thực chất của biện pháp này là dùng nội lực của ngân hàng để khắc phục gánh nặng nợ xấu nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc sử dụng quá nhiều giải pháp này làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫn không thu hồi được. Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp thu nợ có tính triệt để hơn.

  1. Sử dụng giải pháp pháp lý để đòi nợ

Biện pháp kiện khách hàng ra toà để đòi nợ được ngân hàng lựa chọn khi các

biện pháp trên không khả thi. Ngân hàng có thể nhờ toà án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao TSĐB tiền vay hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng với tư cách là chủ nợ có thể làm đơn xin toà mở thủ tục tuyên bố phá sản theo luật phá sản. Trên thực tế, việc phải sử dụng đến giải pháp này thường không đem lại hiệu quả cao cho việc đòi nợ của ngân hàng vì thủ tục rắc rối, khách hàng thường là không còn khả năng trả nợ, TSĐB có tranh chấp về pháp lý hoặc không đủ giá trị bù đắp cho khoản vay…

  1. Sự trợ giúp của chính phủ

Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do các khoản vay theo chính sách của Chính phủ, các NHTM phải trông chờ vào nguồn bù đắp từ NSNN. Thực chất các khoản vay theo chính sách có thể coi như khoản vay có bảo lãnh của người thứ ba là chính phủ. Do vậy, khi NHTM không thể thu hồi nợ được từ khách hàng vay thuộc đối tượng này thì chính phủ phải đứng ra giải quyết cho ngân hàng. Chính phủ cũng có thể sử dụng vốn ngân sách mua toàn bộ số nợ khó đòi của NHTM để xử lý dần trong một số năm, nhằm giải thoát cho các NHTM không bị sa lầy vào khủng hoảng nợ xấu, giúp các ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh. Biện pháp này có hạn chế là không thể áp dụng thường xuyên vì vốn ngân sách có hạn, việc xử lý một khối lượng lớn nợ xấu sẽ rất tốn kém làm giảm ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực khác, gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.

 Xử lý nợ xấu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?