Phát triển nguồn nhân lực cho ngành may

nhân sự cao cấp

Phát triển nguồn nhân lực cho ngành may

Nguồn nhân lực của ngành may hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu và đang chịu ảnh hưởng của xu hướng dịch chuyển nhân lực từ ngành này sang những ngành khác có những mức thù lao hấp dẫn hơn. Mức lương cho công nhân trong ngành may rất thấp, thường nằm trong khoảng từ 1,5- 2,5 triệu, cá biệt có những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì mức lương có thể lên đến 4 triệu đồng/ tháng, nhưng số doanh nghiệp này không phải nhiều. Trong điều kiện lạm phát ngày một gia tăng cao như hiện nay thì mức lương thấp như vậy không đảm bảo duy trì mức sống cho lao động, đặc biệt là những người đã có gia đình. Bên cạnh đó, những vị trí nhân sự được kỳ vọng là được đào tạo bài bản và làm việc một cách chuyên nghiệp như những chuyên gia thiết kế thời trang hay những kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật may thì hiện ở Việt Nam lại chưa có đủ nhân sự đáp ứng được những vị trí này.

Năm 2008 là năm mà ngành may xuất khẩu Việt Nam chứng kiến một tình trạng khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân lao động bởi mức thù lao thấp như vậy làm cho các công nhân lành nghề “nhảy” việc. Việc thiếu lao động của ngành may nảy sinh một số tình trạng như “chảy máu tay nghề”, chanh chấp lao động, đình công tự phát… Một số nhà thiết kế được đào tạo bài bản thì làm việc cho các công ty nước ngoài, không chấp nhận về nước để thụ hưởng một mức thù lao lao động ít ỏi. Nhiều nhà cán bộ quản lý giỏi chuyển sang làm việc ở những ngành nghề khác như viễn thông, ngân hàng… Đứng trước thực trạng này, để phát triển nguồn nhân lực cho ngành may xuất khẩu, Nhà nước và các hiệp hội cần thực hiện những giải pháp sau:

– Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư nhiều hơn vào công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành may xuất khẩu, đặc biệt là đào tạo lĩnh vực thiết kế, điều hành sản xuất, marketing để nâng cao năng suất lao động và sản xuất ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

– Củng cố và mở rộng hệ thống các trường, trung tâm đào tạo ngành may nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong ngành may trong thời gian hiện tại và trong thời gian tới. Nhà nước nên tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các nhà thiết kế mẫu theo hướng mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy và gửi đi đào tạo chính qui ở nước ngoài để có các nhà thiết kế mẫu chuyên nghiệp có đủ trình độ năng lực để đảm đương khâu thiết kế cho ngành may. Các ưu đãi tương tự cũng cần phải được tập trung vào đối tượng các kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật và các cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp may. Khuyến khích các cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nhau và liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng của các khóa học.

– Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chủ động và chú trọng đầu tư vào đội ngũ công nhân, thợ kỹ thuật lành nghề. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và triển khai các khóa đào tạo cho các đối tượng lao động nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của lao động trong ngành dệt may Việt Nam nói chung và của ngành may xuất khẩu nói riêng.

Phát triển nguồn nhân lực cho ngành may

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?