Tổng quan nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ

Khái niệm hội tụ kế toán quốc tế

Tổng quan nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ

Thực tiễn cho thấy, vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực nữ luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà kinh tế học cũng như các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu sắc về phát triển nguồn nhân lực nữ trong tăng trưởng kinh tế nói chung, gắn với công bằng xã hội nói riêng, đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc còn thiếu vắng.

Các mô hình tăng trưởng kinh tế” của PGS.TS Trần Thọ Đạt chủ biên (2005), đề cập tới các mô hình khác nhau tác động tới tăng trưởng kinh tế các quốc gia và quyết định phúc lợi kinh tế người dân, từ mô hình Cổ điển với việc đề cao vai trò của vốn tới mô hình tăng trưởng nội sinh mà người đi đầu là Arrow với khái niệm “Learning by doing” – Học thông qua làm hay kinh nghiệm trong sản xuất , Romer với mô hình R&D… đã đưa ra kết luận rằng chính hiệu ứng lan tỏa công nghệ sẽ đảm bảo một quá trình tăng trưởng tự thân trong nền kinh tế. Kế tiếp Lucas, Mankiw, Romer và Weil …đã đưa vốn con người trở thành một đầu vào trong sản xuất, một yếu tố quan trọng quyết định tăng trưởng kinh tế. Nó cũng cho rằng chính phủ có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng bởi vì lợi tức xã hội từ việc chi tiêu vào giáo dục đào tạo và R&D có thể lớn hơn lợi tức tư nhân, nên chính phủ cần can thiệp để thúc đẩy hoạt động này. Tuy nhiên đề tài này quan tâm tới các nguồn lực, nguồn vốn con người nói chung chứ chưa đề cập đến vai trò nguồn nhân lực nữ đến tăng trưởng kinh tế, nhất là nguồn nhân lực nữ Việt Nam nói chung và Miền núi phía Bắc nói riêng.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Viết luận văn thuê : đâu mới là tốt[/message]

Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” của tác giả Cù Chí Lợi chủ biên (2009). Trình bày các nguồn lực tăng trưởng (bao gồm các nguồn vốn đầu tư, nhân lực và các nguồn lực khác); Thực trạng tăng trưởng kinh tế; Đánh giá và luận giải tăng trưởng ở Việt Nam (bao gồm các đánh giá chung và trình bày một số nguyên nhân về tình trạng hiệu quả thấp của nền kinh tế; Tăng trưởng kinh tế và vấn đề chất lượng sống (việc làm, thu nhập, đói nghèo, giáo dục, y tế, chỉ số phát triển con người và một số vấn đề cần được cải thiện). Nghiên cứu cũng trình bày các nhân tố tác động tới tăng trưởng ở Việt Nam, dự báo tăng trưởng trong thời gian tới…Theo các tác giả, Việt Nam trong những năm qua đã không tận dụng được lợi thế của thời đại trong việc đẩy cao năng suất thông qua tác động vào nguồn vốn con người, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu là tăng trưởng qua số lượng của các yếu tố đầu vào. Nếu chúng ta không có sự điều chỉnh về mô hình tăng và chất lượng tăng trưởng thì nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có khả năng đối diện với nguy cơ giảm tăng trưởng. Tuy nhiên đề tài còn mờ nhạt vai trò nguồn nhân lực nữ đối với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành phố Việt Nam”, do PGS.TS Trần Thọ Đạt- Th.S Đỗ Tuyết Nhung nghiên cứu (2008). Tác phẩm đã phân tích các tác động của vốn con người đến quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua việc xem xét các nền kinh tế cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam . Mặc dù vốn con người bao gồm cả giáo dục sức khỏe cũng như nhiều khía cạnh khác của vốn xã hội nhưng nghiên cứu này chỉ tập trung vào giáo dục coi nó như là nhân tố cơ bản nhất của vốn con người. Tác phẩm cũng cho thấy vốn con người là nhân tố quan trọng khi giải thích sự tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng như giải thích khoảng cách chênh lệch giữa các vùng kinh tế ở Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế  trong đó nhấn mạnh sự gia tăng đầu tư vào giáo dục đồng thời chú ý tới tác động khác nhau của vốn con người ở những vùng kinh tế khác nhau. Trong tài liệu này ảnh hưởng của nguồn nhân lực nữ chưa được đề cập nhiều, đặc biệt chưa đề cập đến một vùng như Miền núi phía Bắc.

Phát triển con người Việt Nam 1999- 2004 những thay đổi và xu hướng chủ yếu” do GS. TS Đỗ Hoài Nam, TS Võ Trí Thành chủ biên (2006) là môt báo cáo cấp nhà nước với sự tham gia của nhiều học giả. Đề tài đề cập tới việc xây dựng các chỉ số HDI, PDI, GDI ở cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, đề tài cũng đề cập tới những vấn đề và thách thức đối với phát triển con người ở Việt Nam. Tuy nhiên phát triển nguồn nhân lực nữ đặc biệt là ở Miền núi phía Bắc chưa được đề cập nhiều trong tài liệu này.

Bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Tuệ Anh (Chủ biên, 2004), đã đi sâu tìm hiểu và phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam góp phần trả lời câu hỏi bất bình đẳng có lợi hay có hại cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, vai trò nguồn nhân lực nữ với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội nói chung chưa được đề cập đến.

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ” và Việt nam thời kỳ “đổi mới””, của tác giả Lê Văn Sang, Kim Ngọc (Đồng chủ biên, 1999) đã làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Các tác giả cho rằng lý thuyết mới về tăng trưởng kinh tế chú ý nhiều đến phát triển nhân lực, tập trung nâng cao trình độ học vấn kỹ năng nghề nghiệp để có nhiều cơ hội việc làm mới và thu nhập cao hơn. Khi giải quyết một loạt các khía cạnh khác nhau của công bằng xã hội sẽ tạo được tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao hơn và ngược lại, khi đó tăng trưởng mới thực sự giải quyết được những mục tiêu công bằng xã hội. Cụ thể là tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh và phân hóa giàu nghèo giảm bớt. Nhật Bản là ví dụ điển hình, những nghiên cứu về kỷ nguyên tăng trưởng hay “giai đoạn thần kỳ” của Nhật Bản đã chứng minh điều đó. Từ đó tác giả đưa ra hướng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên vai trò nguồn nhân lực nữ ở đề tài này chưa thực sự được nhấn mạnh trong tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, đề tài cũng chưa quan tâm tới một vùng cụ thể là Miền núi phía Bắc Việt Nam.

Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của GS.VS Phạm Minh Hạc, (2001), đã làm rõ những khái niệm về nguồn nhân lực và quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá tác động nguồn nhân lực nước ta trong quá trình CNH,HĐH tác giả đã đưa ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực này thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam nói chung và Miền núi phía Bắc nói riêng.

Nghiên cứu: “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” do Trung tâm Nghiên cứu gia đình và phụ nữ tiến hành năm 1998 – 2000 đã chỉ ra sự biến đổi các mối quan hệ cơ bản trong gia đình như quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái. Những mối quan hệ này đã có sự thay đổi căn bản dưới sự tác động của biến đổi về kinh tế – xã hội. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ phân tích bình đẳng giới trong gia đình và khẳng định vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên so với trước đây.

Luận án tiến sỹ Xã hội học của Hoàng Bá Thịnh (2001) về đề tài “Vai trò của người phụ nữ trong công nghiệp hoá nông thôn” đã đề cập tới vai trò của người phụ nữ nông thôn trong lịch sử và trong thời kỳ đổi mới, qua đó đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ và tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ nông thôn phát huy được những tiềm năng để họ có thể đảm nhận tốt vai trò trong quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn. Trong đề tài này tác giả chưa đề cập đến phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam nói chung và Miền núi phía Bắc nói riêng.

Những qui định về lao động và tiền lương ở Việt Nam trong chương trình giảm nghèo” (Brassard, 2004). Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của những qui định về lao động và tiền lương hiện hành ảnh hưởng đến việc giảm nghèo ở việt Nam thông qua việc sử dụng số liệu cấp xã về lương năm 1998. Nghiên cứu này cũng xác định mức chênh lệch về lương giữa các khu vực và giới, và ảnh hưởng tiềm năng của các qui định về lương và lao động đến người nghèo. Nghiên cứu này không đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực nữ về thu nhập trong bối cảnh kinh tế hội nhập và tự do hóa thương mại. Đặc biệt việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế đến phát triển nguồn nhân lực nữ còn yếu. Hơn nữa, các nghiên cứu chưa đưa ra được đánh giá so sánh theo các vùng.

Bất bình đẳng giới trong thu nhập theo khu vực ở Việt Nam” Amy Y.C.Liu (2004) nghiên cứu các nhân tố tác động bất bình đẳng giới về thu nhập theo khu vực ở Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận của Appleton (1999) và sử dụng số liệu VLSS năm 1992-1993 và 1997-1998. Nghiên cứu chỉ ra vai trò nhân lực nữ trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Bên cạnh những tác động tích cực thì người phụ nữ cũng phải đối mặt với những áp lực công việc trong gia đình và xã hội, những bất bình đẳng có tính truyền thống đang tồn tại ở nhiều gia đình, nhiều vùng miền trên phạm vi cả nước.

Trên cơ sở kế thừa một số kết quả các công trình nghiên cứu trên, vận dụng cơ sở lý luận và căn cứ điều kiện thực tiễn cho thấy luận án nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực nữ ở Miền núi phía Bắc nhằm tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là rất cần thiết. Qua nghiên cứu này cũng có thể mở rộng phạm vi đến nhiều vùng khác trong cả nước.

Nội dung của các lĩnh vực nghiên cứu mà các tài liệu đề cập ở trên vẫn còn thiếu vắng những mảng nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nguồn lực nữ trong tăng trưởng kinh tế nói chung, gắn với công bằng xã hội nói riêng, đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc. Chẳng hạn, như về phân công lao động dựa trên số thời gian lao động trong gia đình của nguồn nhân lực nữ; ảnh hưởng của giáo dục nguồn nhân lực nữ với quá trình gia tăng thu nhập cho gia đình và xã hội; sự tiếp cận và kiểm soát nguồn lực đất đai, tín dụng…

Tổng quan nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Tổng quan nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ

  1. Pingback: Nguồn nhân lực nữ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?