Tóm tắt Sách “Vì sao các quốc gia thất bại”

Tóm tắt Sách “Vì sao các quốc gia thất bại”

Trong cuốn sách, Acemoglu và Robinson đã quyết tâm tập trung vào những câu hỏi vĩ mô rộng lớn nhất: các thể chế đương đại hình thành từ các thể chế thời thuộc địa như thế nào, và tại sao khu vực giàu có nhất của thế giới 1500 năm trước lại là khu vực nghèo khó nhất hiện nay, hoặc làm thế nào để thuyết phục thành phần tinh túy giàu có tái phân bổ của cải của họ cho xã hội. Trong cuốn “Tại sao có quốc gia thất bại”, Acemoglu và Robinson đã nhắc lại và phân tích rộng hơn những bài báo trước kia của họ như “The Colonial Origin of Institutions” và “Reversal of Fortune,” nhưng trái với các nghiên cứu học thuật đó, cuốn sách mới không bàn về hồi quy hay lý thuyết trò chơi, mà được viết bằng thứ tiếng Anh dễ hiểu cho quảng đại quần chúng.

Đầu cuốn sách, nhà xuất bản dành 4 trang để đăng 13 lời khen ngợi của các nhà kinh tế / chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới dành cho cuốn sách, tôi thích nhất 3 nhận xét dưới đây vì nó bao quát được những nội dung chính của cuốn sách với chỉ vài dòng ngắn gọn:

(1) “Trong cuốn sách có phạm vi hết sức rộng này, Acemoglu và Robinson hỏi một câu hỏi đơn giản nhưng quan trọng, vì sao một số quốc gia trở nên giàu có và các quốc gia khác vẫn nghèo? Câu trả lời của họ cũng đơn giản – bởi vì một số chính thể phát triển các thể chế chính trị bao gồm hơn”. Lời nhận xét của Steven Pincus giáo sư của Yale University.

(2) “Acemoglu và Robinson – hai chuyên gia hàng đầu thế giới về phát triển – tiết lộ vì sao không phải địa lý, bệnh tật, hay văn hóa là cái giải thích vì sao một số quốc gia giàu và một số nghèo, mà đúng hơn là vấn đề của các thể chế và chính trị.” Lời nhận xét của Francis Fukuyama.

(3) “Hai nhà kinh tế học giỏi nhất và uyên bác nhất thế giới, hướng vào vấn đề khó nhất của mọi vấn đề: vì sao một số quốc gia nghèo và số khác giàu? Được viết với một sự hiểu biết sâu sắc về kinh tế học và lịch sử chính trị, đây có lẽ là tuyên bố mạnh mẽ nhất từng được đưa ra cho đến nay rằng ‘thể chế là quan trọng'”. Lời nhận xét của của giáo sư Joel Mokyr thuộc Northwestern University.

Cuốn sách tìm câu trả lời cho câu một hỏi đơn giản nhưng đã làm cho nhiều học giả đau đầu trong nhiều thế kỷ qua: vì sao một số quốc gia giàu và nhiều quốc gia nghèo?

Bằng cái nhìn bao quát và thâm nhập lịch sử của nhiều quốc gia đông tây kim cổ, hai giáo sư Daron Acemoglu và James A. Robinson lập luận rằng những quốc gia thất bại là những đất nước bị cai trị bởi một nhóm quyền thế tập trung, và những nhóm này đã tổ chức xã hội để phục vụ quyền lợi riêng của họ trong khi đại đa số quần chúng nhân dân phải trả giá.

Daron Acemoglu và James Robinson đã đưa ra câu trả lời và chứng minh dứt khoát rằng chính những thể chế kinh tế và chính trị do con người tạo ra là nguyên nhân của sự thành công hay không thành công về kinh tế.

Tập sách là công trình nghiên cứu trong 15 năm của hai nhà kinh tế học xuất sắc và uyên bác. Ấn bản tại VN do Nguyễn Thị Kim Chi dịch cùng sự hợp tác của Hoàng Thạch Quân và Hoàng Ngọc Lan, Vũ Thành Tự Anh hiệu đính. Tựu trung, điều cuốn sách muốn nhắm đến là những thể chế nào có những điều chỉnh, cải cách để dung hợp được các lợi ích kinh tế – chính trị và tạo điều kiện cho người dân làm ăn sinh sống được tốt nhất sẽ thành công. Như sách đã chỉ ra, ngay như Trung Quốc khi họ giải quyết được phần nào đó sự dung hợp này, họ đã có sự tăng trưởng thần kỳ. Và giờ đây họ vẫn tiếp tục giải quyết bài toán hể chế dung hợp của họ.

Đã có nhiều lý thuyết (giả thuyết) tìm cách giải đáp cho câu hỏi này hay giải thích hiện tượng bất bình đẳng thế giới nhức nhối đó. Có các giả thuyết về địa lý, văn hóa, sự thiếu hiểu biết của các nhà lãnh đạo quốc gia, nhưng các lý thuyết này đều không trả lời được một cách thỏa đáng cho câu hỏi đơn giản nêu trên. Acemoglu và Robinson đưa ra giả thuyết về các thể chế chính trị là cái quyết định chứ không phải địa lý, văn hóa, hay sự thiếu hiểu biết.

Trong cuốn sách ta có thể tìm được 2 điểm chính rút ra. Đây là hai điểm mà bản thân người viết cho là quan trọng nhất.

1. Câu trả lời cho câu hỏi Tại sao các quốc gia thất bại hay cụ thể hơn: Tại sao có nước giàu, có nước cố mãi mà vẫn nghèo (như Việt Nam chúng ta chẳng hạn).

Giàu hay nghèo không do vị trí địa lý, không do văn hóa, cũng không phải do chúng ta không biết giúp các nước nghèo trở nên giàu có hơn. Câu trả lời, theo tác giả, là do thể chế, mà cụ thể ở đây là thể chế chính trị. Về cơ bản ,thể chế chính trị sẽ quyết định thể chế kinh tế, và thế chế kinh tế quyết định con đường mà đất nước đó sẽ đi – giàu hơn hay nghèo đi.

Và có hai loại thể chế kinh tế.

Inclusion economic institution (Tạm dịch: Thể chế kinh tế có tính dung nạp). Ví dụ điển hình là Mỹ và Hàn Quốc. Kiểu thể chế kinh tế này khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, cho họ cơ hội phát huy tài năng và cống hiến. Quyền lực được chia sẻ rộng rãi. Để làm được như vậy, xã hội cần phải đảm bảo quyền sở hữu, luật pháp không thiên vị, và cung cấp các dịch vụ công cho mọi tầng lớp để đảm bảo sự công bằng trong quá trình trao đổi, giao dịch. Ngoài ra, xã hội cũng cần khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp mới và cho mọi người cơ hội lựa chọn ngành nghề của họ.

Extractive economic institution (Tạm dịch: Thể chế kinh tế có tính bòn rút): Trái ngược với thể chế có tính dung nạp, thể chế có tính bòn rút (extractive) tập trung quyền lực vào một số ít người hoặc nhóm lợi ích. Điển hình là Bắc Triều Tiên, hay Congo. Các nhóm lợi ích này nắm phần lớn tài sản quốc gia và khai thác tài nguyên của đất nước. Điều đáng lưu ý là kiểu thể chế kinh tế có tính bòn rút này thường đi cùng với thể chế chính trị cũng thuộc tính tương tự. Các nhóm lợi ích trong môi trường thể chế này thường chống lại phát triển của các thể chế có tính dung nạp vì nó đe dọa sự tồn tại và lợi ích của họ. Đó cũng là lí do vì sao một khi kiểu thể chế này đã hình thành thì rất khó để thay đổi. Ai mà chẳng muốn bảo vệ lợi ích của mình ,nhất lại là khi lợi ích đó rất rất lớn.

Thực tế cũng cho thấy nỗ lực của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (the World Bank) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) bơm tiền vào với hi vọng thay đổi thế chế chính trị của một quốc gia, cơ bản là thất bại. Vì những người có quyền lực họ biết sẽ dùng số tiền đó làm gì có lợi cho họ, hơn là cho sự phát triển chung của đất nước.

Tóm lại, Daron và Robinson kết luận một quốc gia không thể giàu mạnh lên được là vì thể chế chính trị của nó có tính bòn rút tài nguyên, tập trung quyền lực vào một số ít người, thay vì phân tán quyền lực đó cho đại đa số người dân.

Mở đầu tập sách, tác giả đặt vấn đề: “Tại sao vào thời điểm năm 1980, Việt Nam lại nghèo như vậy? Tại sao sau đó Việt Nam lại phát triển nhanh chóng?”. Sự phát triển này được ghi nhận: “Việt Nam là một trong những thành công về kinh tế trong 30 năm qua. Mặc dù hiện nay, với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.400 đôla theo sức mua tương đương, tuy chưa phải là một nước giàu, song Việt Nam đã đạt được những thành tích giảm nghèo nổi bật: chỉ trong vòng ba thập kỷ, biến một quốc gia trong đó tình trạng nghèo là phổ biến trở thành một quốc gia với tỷ lệ nghèo chỉ còn khoảng 10% theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Bản thân thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần trong giai đoạn này”.

Nghiên cứu lịch sử Đông – Tây xưa nay đã diễn ra trên các châu lục, Daron Acemoglu và James A. Robinson lập luận rằng, những quốc gia thất bại là những đất nước bị cai trị bởi một nhóm quyền thế tập trung, và những nhóm này đã tổ chức xã hội để phục vụ cho quyền lợi riêng của họ trong khi đại đa số quần chúng nhân dân phải trả giá. Thế lực chính trị bị tập trung trong một nhóm nhỏ, được sử dụng để tạo ra tài sản khổng lồ cho những người nắm giữ quyền lực.

Trong khi đó, những nước trở nên giàu có là vì người dân nước đó lật đổ giới quyền thế, những người kiểm soát quyền lực, và tạo ra một xã hội trong đó các quyền chính trị được phân phối rộng rãi, trong đó chính phủ có trách nhiệm giải trình và phải đáp ứng trước công dân, và trong đó đại đa số quần chúng có thể tranh thủ các cơ hội kinh tế.

Trong tập sách này, Daron Acemoglu và James Robinson chứng minh một cách dứt khoát rằng, chính những thể chế kinh tế và chính trị do con người tạo ra là nguyên nhân căn bản của sự thành công (hay không thành công) về kinh tế. Thành công kinh tế được duy trì nhờ chính phủ có trách nhiệm giải trình và đáp ứng nhanh chóng trước đại đa số quần chúng. Thể chế nào có những điều chỉnh, cải cách để dung hợp được các lợi ích kinh tế – chính trị và tạo điều kiện cho người dân làm ăn sinh sống được tốt nhất sẽ thành công.

Vậy làm thế nào để thay đổi một thể chế kinh tế-chính trị theo hướng tích cực?

Về cơ bản, rất khó để thay đổi một thể chế chính trị từ trạng thái bòn rút sang dung nạp.

Chúng ta thường hay ngồi với nhau và than vãn về “nhân tình thế thái” của đất nước, hết đổ lỗi cho lịch sử, rồi quay ra ước có một anh hùng nào đó bỗng nhiên xuất hiện, thay đổi đất nước mình chỉ qua một đêm.

Cũng có thể nếu chúng ta đủ may mắn thì một ngày nào đó một nhà lãnh đạo xuất chúng như George Washington hay Lý Quang Diệu chẳng hạn, sẽ xuất hiện, nhưng nếu không thì sao?
Daron và Robinson cho rằng không có một công thức chung nào cả. Tuy vậy một trong những điều sẽ giúp thay đổi một thể chế chính trị theo hướng tích cực, dù có thể rất lâu, đó là trao quyền cho người dân (empowerment). Trong thời đại Internet ngày nay thì việc sử dụng các kênh truyền thông như Facebook, Blog, Website…rất hiệu quả trong việc chia sẻ thông tin kiến thức, giáo dục cho người dân và bày tỏ quan điểm.

Như vậy, thay vì dùng những lời lẽ đao to búa lớn, hay ngồi than vãn, mơ mộng…nếu mỗi người chúng ta bắt đầu bằng một việc nhỏ, đơn giản như dịch một cuốn sách, một bài báo để giúp những người không có khả năng đọc ngoại ngữ như chúng ta có cơ hội tiếp cận các kiến thức mới, là những việc làm thiết thực nhất mà ai cũng có thể làm được. Viết blog hay dùng Facebook để chia sẻ thông tin hữu ích là cách mà nhiều người đã sử dụng thành công. Chúng ta cũng có thể học tập cách mà người Mỹ phát triển các tổ chức dân sự (civic organizations) và tạo lập các nhóm công tác xã hội-cộng đồng để giải quyết các nhu cầu thực tiễn của người dân mà chính quyền không thể đáp ứng. Các ý tưởng này chẳng hẳn không có gì là mới với đa số chúng ta.

Cuốn Sách Vì sao các quốc gia thất bại là sự dàn trải của 15 chương trong đó mỗi chương nêu lên thực trạng của những vấn đề thời sự bao gồm :

Chương 1: Gần Thế mà vẫn rất khác nhau
Chương 2: Các lý thuyết không hoạt động
Chương 3: Tạo ra Thịnh vượng và Nghèo khó
Chương 4: Những Khác biệt Nhỏ và các Bước ngoặt
Chương 5: “Tôi đã thấy Tương lai, và Nó Hoạt động”
Chương 6: Trôi Xa nhau
Chương 7: Điểm Ngoặt
Chương 8: Không trên Lãnh thổ của Chúng tôi
Chương 9: Sự Phát triển Đảo ngược
Chương 10: Sự truyền bá Thịnh vượng
Chương 12: Vòng Luẩn quẩn
Chương 13: Vì sao các Quốc gia Thất bại Ngày nay
Chương 14: Phá vỡ Vòng kim cô
Chương 15: Hiểu sự Thịnh vượng và Nghèo khó

Daron Acemoglu và James Robinson chứng minh một cách dứt khoát rằng chính những thể chế kinh tế và chính trị do con người tạo ra là nguyên nhân căn bản của sự thành công (hay không thành công) về kinh tế. Chỉ cần đơn cử một trong những ví dụ thú vị: đất nước Triều Tiên có thành phần dân tộc đồng nhất rõ rệt, thế mà dân chúng Bắc Triều Tiên thuộc nhóm nghèo nhất thế giới trong khi những người anh em Nam Triều Tiên của họ lại nằm trong số những người giàu nhất. Miền nam đã hun đúc nên một xã hội tạo ra được các động cơ khuyến khích, ban thưởng cho sự đổi mới sáng tạo, và cho phép mọi người tham gia vào các cơ hội kinh tế. Thành công kinh tế này được duy trì nhờ chính phủ trở nên có trách nhiệm giải trình và đáp ứng nhanh chóng trước đại đa số quần chúng. Đáng buồn thay, người dân miền bắc phải chịu đựng hàng thập niên đói nghèo, đàn áp chính trị, và những thể chế kinh tế vô cùng khác biệt. Sự khác biệt giữa hai miền nam bắc là do hệ thống chính trị đã tạo ra các quỹ đạo thể chế hoàn toàn khác nhau.

Dựa vào mười lăm năm nghiên cứu sâu sắc, Acemoglu và Robinson đã sắp xếp những bằng chứng lịch sử phi thường từ Đế chế La Mã, các thành bang Maya, Venice thời Trung cổ, Liên Xô, châu Mỹ Latinh, nước Anh, châu Âu, Hoa Kỳ, và chàu Phi để xây dựng một lý thuyết mới về kinh tế chính trị rất thích hợp cho những câu hỏi lớn của ngày hôm nay như:

– Trung Quốc đã xây dựng một cỗ máy tăng trưởng có tính chuyên quyền. Liệu đất nước này có tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao như thế và sẽ chế ngự phương Tây?

– Phải chăng những năm tháng huy hoàng nhất của nước Mỹ đã lùi vào quá khứ? Phải chăng nước Mỹ đang chuyển từ một vòng xoáy đi lên, trong đó những nỗ lực của giới quyền thế nhằm củng cố sức mạnh đã bị kháng cự, sang một vòng xoáy đi xuống làm giàu và trao quyền cho một nhóm thiểu số ít ỏi?

– Đâu là con đường hữu hiệu nhất giúp đưa hàng triệu người thoát khỏi hố sâu đói nghèo và đi tới thịnh vượng? Phải chăng là bằng lòng nhân đạo nhiều hơn của các nước phương Tây giàu có? Hay là bằng cách học lấy bài học hóc búa từ những ý tưởng đột phá của Acemoglu và Robinson về sự tương tác giữa các thể chế kinh tế và chính trị có tính dung hợp?

Vì sao các quốc gia thất bại?

Đã có nhiều giả thuyết tìm cách giải đáp cho câu hỏi này. Có các giả thuyết về địa lý, về văn hóa, về sự thiếu hiểu biết của các nhà lãnh đạo quốc gia, nhưng các lý thuyết này đều không trả lời được một cách thỏa đáng cho câu hỏi đơn giản nêu trên.

Acemoglu và Robinson đưa ra giả thuyết: các thể chế chính trị là cái quyết định chứ không phải địa lý, văn hóa, hay sự thiếu hiểu biết.

Lập luận đại thể như sau: một quốc gia giàu nếu phần lớn công dân tham gia hoạt động kinh tế, tạo ra nhiều của cải, luôn tìm cách mới để thực hiện việc cũ hiệu quả hơn.

Nhưng cái gì khiến các tác nhân kinh tế làm như vậy? Đó là các khuyến khích (incentive). Không có các khuyến khích, không có động cơ người ta không tích cực làm việc.

Song cái gì định hình các khuyến khích? Đó là các thể chế kinh tế. Các tác giả phân ra hai loại thể chế kinh tế: thể chế kinh tế bao gồm (inclusive) và các thể chế kinh tế khai thác (extractive).

Các thể chế kinh tế bao gồm: các quyền tài sản an toàn; luật pháp và trật tự; các thị trường và nhà nước thân thiện với thị trường; dễ tham gia hoạt động kinh tế; tôn trọng hợp đồng; đa số nhân dân được tiếp cận đến giáo dục và đào tạo và các cơ hội.

Ngược lại là các thể chế kinh tế khai thác: thiếu luật pháp và trật tự; các quyền tài sản không an toàn; các rào cản tham gia và các quy chế cản trở hoạt động của các thị trường và sân chơi không bằng phẳng.

Cuối cùng, các thể chế kinh tế hình thành trên cơ sở nào? Các thể chế chính trị định hình các thể chế kinh tế. Các tác giả phân biệt hai loại thể chế chính trị: bao gồm và khai thác.

Các thể chế chính trị bao gồm: tạo điều kiện cho sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào chính trị qua các tổ chức của mình cạnh tranh với nhau, đặt ra các ràng buộc và kiểm soát đối với các chính trị gia; nền pháp trị; nhà nước tập trung ở mức đủ để thực thi luật pháp và trật tự.

Ngược lại, các thể chế chính trị khai thác: tập trung quyền lực chính trị vào tay một số ít người; không có các ràng buộc lên các chính trị gia hay sự kiểm soát và cân bằng hay thiếu nền pháp trị.
Các thể chế kinh tế bao gồm thúc đẩy tăng trưởng qua: khuyến khích đầu tư; tận dụng sức mạnh thị trường trong phân bổ nguồn lực, sự tham gia của các hãng hiệu quả hơn, có khả năng tài trợ vốn cho kinh doanh khởi nghiệp; tạo điều kiện cho sự tham gia rộng rãi qua tạo cơ hội bình đẳng, để các công dân có cơ hội giáo dục và đào tạo; và quan trọng nhất khuyến khích đầu tư vào công nghệ mới và chấp nhận sự phá hủy sáng tạo. Như thế, các thể chế bao gồm tạo ra các khuyến khích để các tác nhân kinh tế hoạt động hiệu quả và như thế tạo ra tăng trưởng bền vững, sự giàu có của các quốc gia.

Tăng trưởng, tuy vậy luôn kéo theo kẻ thắng và người thua. Những người thua thường chống đối quyết liệt. Và đấy chính là logic của các thể chế khai thác: những người có quyền thế sợ sự mất quyền lực, sợ sự phá hủy sáng tạo, sợ bị trở thành kẻ thua, nên tìm cách cản trợ thay đổi, cố duy trì các thể chế khai thác, ưu tiên giữ ổn định chính trị, giữ hiện trạng có lợi cho họ.

Dưới các thể chế khai thác có thể có tăng trưởng. Tăng trưởng dưới các thể chế khai thác chủ yếu diễn ra theo hai kiểu: chuyển nguồn lực từ khu vực năng suất thấp (nông nghiệp) sang khu vực có năng suất cao hơn (công nghiệp); các thể chế kinh tế có một số yếu tố bao gồm trong khi các thể chế chính trị vẫn mang tính khai thác.

Có ái lực mạnh giữa các thể chế chính trị bao gồm và các thể chế kinh tế bao gồm; cũng vậy đối với các thể chế khai thác; chúng tăng cường lẫn nhau và tạo ra trạng thái tương đối ổn định. Sự kết hợp của các thể chế chính trị khai thác với các thể chế kinh tế bao gồm có thể tạo ra tăng trưởng, nhưng cuối cùng sẽ quay về hai trạng thái ổn định hơn nêu trên. Tương tự, trạng thái các thể chế chính trị bao gồm kết hợp với các thể chế kinh tế khai thác cũng là trạng thái bất ổn định.

Phần cốt lõi thứ hai của lý thuyết là động học của sự thay đổi thể chế. Các tác giả nhấn mạnh đến tầm quan trọng của: các xung đột luôn xảy ra trong xã hội; sự trôi dạt thể chế (các thể chế ban đầu như nhau theo thời gian sẽ trôi dạt xa nhau); và tạo ra những sự khác biệt nhỏ về thể chế nhưng lại có thể quan trọng trong các bước ngoặt; các bước ngoặt (critical juncture) là bất cứ sự kiện lớn nào ảnh hưởng đến xã hội như tai họa thiên nhiên, dịch bệnh, khám phá mới, hay các cuộc cách mạng; và sự tùy thuộc ngẫu nhiên. Các xung đột dẫn đến sự trôi dạt thể chế, tại các bước ngoặt do những khác biệt nhỏ và sự tùy thuộc ngẫu nhiên chúng rẽ nhánh theo những con đường rất khác nhau và tạo ra sự phân kỳ thể chế.

Lý thuyết về thay đổi thể chế cũng như sự đồng vận của các thể chế bao gồm và sự đồng vận của các thể chế khai thác là các công cụ hùng mạnh mà các tác giả dùng để tìm câu trả lời cho câu hỏi đơn giản và hết sức cơ bản mà cuốn sách đặt ra: vì sao có một số quốc gia giàu và nhiều quốc gia nghèo, vì sao các phương pháp xóa nghèo hiện hành thường thất bại.

Cuốn sách này giúp ta hiểu thế giới và hiểu chính ta kỹ hơn và giúp chúng ta hành động để làm cho quốc gia không thất bại.

Tóm tắt Sách “Vì sao các quốc gia thất bại”

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?