Tăng cường quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại

kế toán cho vay

Mục lục

Tăng cường quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại

Luận Văn A-Z: Giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại gồm các nhóm giải pháp sau:

Hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại trong vài năm gần đây đã được quan tâm ở mức độ nhất định, nhưng do những hạn chế có tính cơ chế và kỹ thuật hệ thống này chưa thể đáp ứng được đòi hỏi phức tạp của một ngân hàng thương mại hiện đại hoạt động trong môi trường nhiều rủi ro và thiếu hoàn chỉnh như Việt Nam. Trong thời gian gần đây, cùng với quá trình tự do hoá tài chính mức độ rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản. Vì vậy, cùng với việc nâng cấp hệ thống thông tin quản lý các ngân hàng thương mại NN cần xây dựng chiến lược và qui trình xử lý rủi ro cho toàn bộ hoạt động. Những rủi ro nói chung trong hoạt động NH cần được trích lập quỹ bù đắp rủi ro ngay khi bắt đầu thực hiện sản phẩm.

Thiết lập và duy trì cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ phù hợp và hoạt động có hiệu quả tại các ngân hàng thương mại. Kiểm soát nội bộ tốt tạo điều kiện để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các sai sót và gian lận trong hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng góp phần hoàn thiện quy trình và giải pháp quản trị rủi ro.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam[/message]

Các ngân hàng thương mại cần hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ cho hệ thống mình hay đơn vị mình dựa trên cơ sở quy định khung về những yêu cầu tối thiểu bắt buộc đối với kiểm tra, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại do NHNN ban hành. Dựa trên cơ sở các nguyên tắc của ủy ban Basel, có sự chọn lọc vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể của nước ta để ban hành các nguyên tắc cơ bản làm căn cứ cho việc đánh giá các cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với tất cả các nghiệp vụ nội bảng và ngoại bảng của ngân hàng thương mại.

Hoạt động kiểm soát nội bộ có hai phương pháp chính là kiểm tra trực tiếp và giám sát gián tiếp đánh giá hệ thống thông qua các chỉ tiêu hoạt động. Hai phương pháp này có quan hệ mật thiết với nhau. Dựa trên những kết quả kiểm tra trực tiếp trên nền tảng tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, phương pháp phân tích đánh giá gián tiếp thông qua phân tích hệ thống các chỉ tiêu hoạt động sẽ trở nên chính xác và tin cậy hơn, qua đó tạo nên một kênh giám sát hữu hiệu với hoạt động của NH. Ngoài ra hoạt động kiểm soát nội bộ cần tiến hành kết hợp với kiểm toán độc lập, việc phối hợp kiểm soát bên trong với kiểm toán từ bên ngoài chặt chẽ sẽ làm hạn chế đến mức tối thiểu việc che dấu rủi ro, qua đó giảm thiểu những thiệt hại gây ra.

Các ngân hàng thương mại cần xác định tiêu chí về giám sát, thanh tra và chế độ báo cáo.

Hệ thống giám sát hoạt động ngân hàng thương mại hiện nay quá coi trọng vào công tác thanh tra tại chỗ, xem nhẹ công tác thanh tra giám sát từ xa và kiểm toán nội bộ. Ý nghĩa của giám sát từ xa và kiểm toán nội bộ đối với hoạt động NH là ở chỗ tạo ra các thông tin, các hệ thống tín hiệu cảnh báo để ngăn chặn sớm các sự cố có thể đến từ nhiều phía đối với NH, đồng thời giúp cho công tác thanh tra xử lý đúng trọng điểm, kịp thời và có hiệu quả thiết thực, không gây phiền toái cho hoạt động kinh doanh.

Để thực hiện mục tiêu nói trên các ngân hàng thương mại cần tổ chức lại hệ thống phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu khác về cơ số vốn, trị giá lãi thực, vốn dự trữ, tiền vay và các tài sản khác để điều chỉnh kịp thời các hoạt động quản lý giám sát. Mặt khác phải chấn chỉnh và nâng cao chất lượng của kiểm toán nội bộ từ quy trình kiểm toán đến tính xác thực và độ tin cậy của các thông tin, các chỉ tiêu tài chính cũng như các đề xuất về cải tiến công tác quản lý tài chính (tư vấn) và đào tạo lại các cán bộ kiểm tra, kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính, thống kê và các báo cáo khác theo qui định, hiện đại hoá hệ thống thông tin quản lý (MIS) nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của việc xử lý thông tin.

Quản lý rủi ro tín dụng

Tổ chức lại mô hình quản lý tín dụng theo nhóm KH, có phân loại có chính sách KH cụ thể và được phân cấp quản lý chi tiết đến từng cán bộ tín dụng.

Hiện đại hoá qui trình thẩm định dự án, ứng dụng phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định. phân tích tài chính, truy cập thông tin, triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý tín dụng cần thiết.
Dành kinh phí thoả đáng để đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng đặc biệt các kỹ năng phân tích tài chính, xây dựng mô hình tín dụng, thẩm định dự án, tiếp thị nghiên cứu thị trường và một số kỹ năng khác đối với một số KH tín dụng lớn.

Tổ chức nghiên cứu đánh giá tình hình hoạt động của các KH đặc biệt là KH lớn, trên cơ sở đó xây dựng hạn mức tín dụng tổng hợp cho một ngành hoặc cụ thể cho từng KH, đánh giá sự phù hợp của khoản tín dụng và hạn mức tín dụng, đồng thời tiến hành đánh giá lại tín dụng trước khi ra hạn vay hoặc lập lại lịch trình trả nợ.

Phân loại các khoản vay và phương pháp lập dự phòng cho phù hợp với qui định của NHNN đồng thời nghiên cứu kiến nghị với NHNN về lĩnh vực này theo thông lệ quốc tế để kịp thời bổ sung, sửa đổi.

Xây dựng hệ thống đo lường rủi ro tín dụng, hệ thống thang điểm tín dụng phù hợp với mục tiêu lợi nhuận và khả năng chấp nhận rủi ro của NH.

Tổ chức đánh giá thường xuyên chất lượng tín dụng để đưa ra các biện pháp kịp thời điều chỉnh hạn mức tín dụng cho KH.

Thiết lập hạn mức bảo lãnh tín dụng cho từng KH, ban hành qui trình đánh giá bảo lãnh tương tự như các khoản cho vay, thiết lập các qui trình quản lý các tài khoản ngoại bảng một cách chính xác và đầy đủ đặc biệt ở cấp chi nhánh.

Quản lý rủi ro thanh khoản

Tăng cường khả năng nghiên cứu và phân tích kinh tế để phòng ngừa từ xa rủi ro thanh khoản.

Xây dựng qui trình phân tích mức độ thanh khoản của các chi nhánh, đồng thời phải thay đổi hệ thống tính toán thanh khoản theo hạn mức cố định hiện nay bằng việc tính thanh khoản theo luồng chu chuyển trong hoạt động tín dụng.

Đa dạng hoá các loại KH tiền gửi để ổn định thanh khoản. Đối với các KH lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến thanh khoản cần có cam kết chặt chẽ về tiến độ thực hiện nghiệp vụ tránh biến động lớn đến quản lý thanh khoản.

Xây dựng kế hoạch dự phòng thanh khoản hợp lý.

Quản lý rủi ro hối đoái

Thiết lập hệ thống các hạn mức về hoạt động kinh doanh hối đoái của phòng nguồn vốn và cho các chi nhánh cụ thể cũng như cơ cấu trạng thái ngoại tệ trên bảng cân đối tài sản.

Thiết lập hạn mức về khoảng chênh lệch cho phép giữa tài sản và công nợ bằng ngoại tệ cho từng bộ phận kinh doanh.

Thiết lập hạn mức mà các bộ phận kinh doanh có thể mua bán mà không cần báo trước phòng nguồn vốn trung ương.

Thiết lập các hạn mức về hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong nội bộ phòng nguồn vốn trung ương bao gồm hạn mức qua ngày, qua đêm và có kỳ hạn, hạn mức cho từng đối tác kinh doanh và từng nhân viên giao dịch.

Quản lý rủi ro lãi suất

Thống nhất các mẫu báo cáo chi tiết về rủi ro lãi suất và qui trình phân tích biến động lãi suất theo hướng định lượng hoá được mức rủi ro này, trên cơ sở đó có giải pháp tăng hoặc giảm lãi suất khi thấy cần thiết.

NH cần có qui chế bắt buộc về đánh giá cụ thể rủi ro lãi suất đối với một sản phẩm tín dụng hoặc dịch vụ trước khi đưa ra thị trường. Xây dựng qui trình dự báo biến động lãi suất trong nước và quốc tế, trên cơ sở đó áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu.

Quản lý rủi ro thị trường

Uỷ ban quản lý nguồn vốn – tài sản cần tập trung vào giám sát cấu trúc và thành phần của nguồn vốn, tài sản của NH và quyết định về giá cả huy động và cho vay; quyết định tăng trưởng và sự kết hợp của nguồn vốn, tài sản; đánh giá rủi ro thị trường trong việc giới thiệu các sản phẩm mới ra thị trường.

NH cần xây dựng cơ chế giá vốn nội bộ phản ánh đúng tính chất hoạt động kinh doanh làm nền tảng cho việc xác định trung tâm lợi nhuận, xây dựng và áp dụng đo lường giá trị tổn thất của tài sản (hệ số VAR), đưa vào phần mềm quản lý trạng thái, hạn mức lãi lỗ kinh doanh và hạn mức cho các định chế tài chính.

Quản lý rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động vốn được ít quan tâm đến nhất trong các loại hình rủi ro của ngân hàng thương mại. Nhiệm vụ của rủi ro hoạt động là thu thập dữ liệu về các tổn thất hoạt động để quyết định mức tổn thất có thể chấp nhận được và đặt chỉ tiêu hạn mức cho một số năm kế tiếp. Việc phân tích số liệu sẽ xác định được những lĩnh vực, sản phẩm hoặc quy trình có rủi ro cao, đảm bảo công tác kiểm soát mức lỗ phù hợp với khẩu vị rủi ro của NH.

Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch duy trì kinh doanh toàn diện để NH tiếp tục hoạt động trong trường hợp xảy ra thiên tai hay sự gián đoạn kinh doanh vì lý do khách quan. Việc xây dựng kế hoạch này có thể thực hiện bằng cách thuê ngoài rồi tự phát triển hoặc NH sẽ thu thập kế hoạch dự thảo từ các bộ phận, lĩnh vực nhạy cảm nhất rồi tổng hợp xây dựng kế hoạch cho cả NH.

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial : Giải pháp hiện đại hóa hoạt động NHTM VN” icon=”screen”]
  1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế cho hoạt động ngân hàng
  2. Phát triển hệ thống tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam
  3. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ngân hàng thương mại
  4. Tạo lập môi trường văn hoá kinh doanh hiện đại trong ngân hàng
  5. Giải pháp phát triển chiến lược kinh doanh ngân hàng
  6. Thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp cho ngân hàng
  7. Phát triển nguồn nhân lực hệ thống ngân hàng
  8. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính hệ thống ngân hàng
  9. Tăng cường quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại
  10. Phát triển công nghệ hệ thống ngân hàng thương mại
[/feat_text]

Tăng cường quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?