Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam

An Binh Commercial Joint Stock Bank

Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam

Là bộ phận cơ bản của nguồn lực con ng­ười, nguồn nhân lực nữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ đã đư­ợc ĐCSVN coi trọng ngay từ ngày đầu mới thành lập. Một trong những luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh là phụ nữ đư­ợc nhìn nhận như­ một lực lượng cơ bản của cách mạng. Phụ nữ còn đư­ợc coi là nguồn lực to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải làm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn có nhiều sức lao động phải giải phóng sức lao động của phụ nữ” [37, tr.33]. Xuất phát từ vai trò to lớn của phụ nữ, Hồ Chí Minh xác định một cách nhất quán rằng giải phóng phụ nữ là một trong những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ” . . . Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa..” [37, tr.167]. Có thể khẳng định rằng: xuất phát từ nhu cầu khách quan về các nguồn lực, tr­ước hết là nguồn lực con ng­ười, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi phụ nữ là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế – xã hội. Để phát triển nguồn lực nữ các chính sách của Đảng và Nhà n­ước đã có một cách nhìn nhận t­ương đối toàn diện về các vai trò khác nhau mà ngư­ời phụ nữ gánh vác trong gia đình và ngoài xã hội. Nhờ kiên trì quan điểm phát triển nguồn lực nữ mà Đảng ta đã động viên đư­ợc các tầng lớp phụ nữ tham gia vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nư­ớc. Vai trò và địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam đư­ợc nâng cao qua từng giai đoạn phát triển. Quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng lần thứ VI đã đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới “Phải xem giải phóng phụ nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta…Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động, sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng…”

Ngày 12-7-1993, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 04/NQTW về “Đổi mới công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” khẳng định vai trò và vị trí của người phụ nữ với 3 quan điểm, trong đó nhấn mạnh một trong những mục tiêu giải phóng phụ nữ để thực hiện tốt nam nữ bình đẳng là xây dựng người phụ nữ “có sức khỏe, kiến thức, năng động, sáng tạo…”[27].

Sau Nghị quyết 04/NQTW, ngày 16/5/1999, Ban Bí thư ban hành tiếp Chỉ thị 37/CT-TW “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”, nêu rõ một số quy định, biện pháp cụ thể, đó là: Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ, tăng cường tỷ lệ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo và khuyến khích tiềm năng tham gia của phụ nữ, đặc biệt là đội ngũ trí thức, nữ làm khoa học. Những ngành đông nữ và những ngành mà chức năng nhiệm vụ có liên quan đến vấn đề nữ phải có tỉ lệ nữ cán bộ tương xứng, phải có cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt các cấp. Những nữ cán bộ khoa học có tài, những nữ cán bộ quản lý giỏi cần dược khuyến khích sử dụng, khi cần thiết có thể nghỉ hưu ở tuổi 60 như nam giới[29]. Đường lối của Đảng về phát triển nhân lực nữ được thể chế hóa bằng các văn bản pháp quy của Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “Đưa quan điểm bình đẳng giới vào các lĩnh vực hoạch định chính sách phát triển kinh tế, các chương trình quốc gia của các ngành, các cấp”- Quyết định 19/2002/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/1/2002 về Phê duyệt Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010.“Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ” đã được thành lập ở trung ương và các cấp tỉnh/thành, huyện thị…; thành lập ở các bộ/ngành đến các đơn vị cơ sở. Công tác đảm bảo bình đẳng giới, chăm lo đến sự phát triển của phụ nữ không còn là chuyện riêng của Hội phụ nữ mà là của Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành.

Luật Bình Đẳng Giới Quốc hội Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 21/11/2006 có ghi “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ” (Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động), “Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ” (Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo) và các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ “cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ; từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ”…

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 về “công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” thể hiện sự quan tâm lãnh đạo của Ðảng với công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Nghị quyết xác định những mục tiêu quan trọng về công tác phụ nữ nói chung, trong đó có công tác nữ: Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp CNH-HĐH, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò của mình. Từ quan điểm trên, Nghị quyết đặt ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực. Nhìn nhận về vai trò của nhân lực nữ, nghị quyết 04/BCT (khoá VIII) đã khẳng định một quan điểm mới và khá toàn diện: ” Phụ nữ vừa là ngư­ời lao động, vừa là ng­ười công dân, vừa là ngư­ời mẹ, ngư­ời thầy đầu tiên của con ngư­ời. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hoá, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hư­ởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tư­ơng lai” [27]. Việc phát triển nguồn lực phụ nữ, vì thế, sẽ tạo ra động lực phát triển xã hội, thúc đẩy bư­ớc tiến của quốc gia cả về cơ sở vật chất và cuộc sống văn hoá tinh thần.

Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?