Sự phát triển của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại Việt Nam

phát triển dịch vụ thẻ

Mục lục

Sự phát triển của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại Việt Nam

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại Việt Nam bao gồm:

– Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng Nhà nước)

– Các ngân hàng thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngan hàng khác.

– Quỹ tín dụng nhân dân trung ương.

– Các tổ chức tín dụng không phải là Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ thanh toán.

– Các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ thanh toán.

Trên thực tế khi thực hiện hoạt động thanh toán chỉ có hai cấp: đó là Ngân hàng Nhà nước vừa là một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vừa là người quản lý Nhà nước về hoạt động thanh toán. Hai là các NHTM tổ chức tín dụng không phải là Ngân hàng hay các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được NHNN cho phép thực hiện công tác thanh toán, các ngân hàng và tổ chức này hoạt động theo luật pháp dưới sự chỉ đạo và quản lý của NHNN Việt Nam.

Từ khi có pháp lệnh về ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh ngân hàng các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trải qua nhiều thử thách đến nay có thể khẳng định sự phát triển khá nhanh, nhất là vào những năm nước ta chuẩn bị gia nhập WTO và sau khi đã gia nhập WTO sự phát triển có thể trình bày về số lượng và về chất lượng như sau:

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam[/message]

a) Phát triển về số lượng

Tháng 5/1990 triển khai pháp lệnh, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành rà soát, sắp xếp, soát xét điều kiện, thẩm định phương án, điều lệ của các Ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng tự nguyện xin phép hoạt động để cấp phép và quản lý quá trình hoạt động.

Đến cuối tháng 12/1995, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm:[46, 285]

– Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng Nhà nước) có Hội sở Trung ương tại Hà Nội và 53 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố.

– Ngân hàng thương mại và công ty tài chính có:

+ 4 Ngân hàng quốc doanh (NHTM NN);

+ 50 Ngân hàng thương mại cổ phần với hàng trăm chi nhánh trong cả nước (31Ngân hàng cổ phần đô thị và 15 Ngân hàng cổ phần nông thôn);

+ 2 công ty tài chính cổ phần;

+ 4 ngân hàng liên doanh;

+ 19 chi nhánh ngân hàng nước ngoài

– Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 3 quỹ tín dụng khu vực, 1 quỹ tín dụng trung ương.

+ 576 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 3 quỹ tín dụng khu vực, 1 quỹ tín dụng trung ương.

+ 64 hợp tác xã tín dụng.

Ngoài ra, còn có 67 văn phòng đại diện ngân hàng và công ty tài chính của 21 quốc gia hoạt động tại nước ta.

Sau một thời gian hoạt động Ngân hàng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN với những tác động lớn của kinh tế hội nhập và xu thế toàn cầu hoá danh mục các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cũng có nhiều biến đổi theo xu hướng phát triển: một số tổ chức tín dụng không đứng vững trong cạnh tranh sau những khủng hoảng tài chính khu vực vào những năm 1997 – 1998 và khó khăn tín dụng trong nước như Ngân hàng Việt Hoa hoặc sáp nhập vào ngân hàng thương mại lớn như NHTM Châu Á Thái Bình Dương sáp nhập vào Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,… đồng thời cũng ra đời thêm không ít các NHTM cổ phần nhất là NHCP có vốn đầu tư của nước ngoài như NHTM Quốc tế, một số liên doanh hợp nhất trở thành NHTMCP lớn đủ sức hoạt động. Một số NHTM CP mới chuyển từ nông thôn lên NHCP đô thị như NHCP An Bình,… đã làm phong phú thêm danh mục các loại hình và sơ đồ của hệ thống Ngân hàng và
các TCTD ở nước ta.

Đến tháng 06 năm 2011 hệ thống các Ngân hàng và TCTD ở nước ta bao gồm:[47]

– Ngân hàng Nhà nước (NHTW) với 63 chi nhánh và 03 đơn vị của NHTW tham gia thanh toán.

– 05 Ngân hàng thương mại Nhà nước (trong đó có 2 NHTM đã cổ phần hóa).

– 01 Ngân hàng phát triển.

– 01 Ngân hàng chính sách xã hội.

– 05 Ngân hàng liên doanh với nước ngoài.

– 05 Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài.

– 37 Ngân hàng TM cổ phần (bao gồm cả lập mới, sáp nhập,…)

– 48 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thuộc 30 quốc gia trên thế giới).

– 09 Công ty tài chính.

– 12 Công ty cho thuê tài chính.

– 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương gồm 24 chi nhánh khu vực.

– 996 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Ngoài ra, còn có 51 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam làm cầu nối cho các hoạt động đầu tư, dịch vụ tài chính, tiền tệ của Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Xu hướng thành lập ngân hàng mới trong những năm 2006 – 2010: Dự báo trong những năm tới, hoạt động ngân hàng tiếp tục sôi động hơn, nhưng cạnh tranh và hợp tác về hoạt động ngân hàng – tiền tệ cũng phát triển mạnh hơn. Nhiều NHTM cổ phần, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được thành lập mới, màng lưới được mở rộng, quy mô và chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được nâng lên một bước mới.

b) Phát triển về chất lượng ngân hàng thương mại cổ phần

Trong những năm gần đây (2008 – 2009) có ít nhất khoảng 15 NHTM CP mới được thành lập đi vào hoạt động trong tổng số 30 bộ hồ sơ nộp lên NHNN.

Trong đó NHTM CP Liên Việt có số vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập là Công ty TNHH Him Lam, Công ty vận tải hàng không phía Nam, Tổng công ty thương mại Sài Gòn, NHTM CP FPT có số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ FPT, Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia, VMS MobiFone,… NHTM CP Dầu khí vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Dầu khí, Tổng Công ty hàng không Việt Nam, NHTM CP Quốc tế – VIB, và NHTM CP Bảo Việt có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt góp 40%, Vinamilk, Sea Bank. NHTM Năng lượng do các cổ đông sáng lập: Lilama, Tổng công ty xây dựng Sông ðà, Tập đoàn than và khoáng sản. NHTM CP ngoại thương châu Á do Vietcombank cùng một số doanh nghiệp khác thành lập. NHTM CP ðông Dương Thương tín do NHTM CP Quân đội cùng một số doanh nghiệp quốc phòng thành
lập. NHTM CP Bảo Tín do Habubank cùng một số doanh nghiệp khác thành lập.

NHTM CP Ngôi sao Việt Nam cũng do một số doanh nghiệp góp vốn thành lập. Đặc biệt là có 03 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đi vào hoạt động, đó là Industrial Bank of Korea, Comommwealth Bank of Australia và Taipei Fubon Bank của ðài Loan và khoảng 03 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài chính thức ra mắt trên thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam.

Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện IPO cổ phần hoá xong bước đầu tiên cho việc cổ phần hoá ngân hàng vào năm 2008. Quy định về cho vay vốn đầu tư chứng khoán sẽ có cơ chế kiểm soát mới. Nhiều sản phẩm mới và tiện ích về dịch vụ ngân hàng tiếp tục được các NHTM cạnh tranh đưa ra thị trường.

Cổ phiếu các NHTM cổ phần tiếp tục được coi là loại Blue Chips hấp dẫn các nhà đầu tư. Một số Ngân hàng nước ngoài tiếp tục mua cổ phần trở thành đối tác chiến lược của một số NHTM cổ phần Việt Nam. Cạnh tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ – ngân hàng diễn ra sôi động hơn. Cạnh tranh hoạt động ngân hàng thương mại mạnh mẽ hơn đó là tốt cho nền kinh tế vì thúc đẩy tăng trưởng và đem lại nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề về quản trị rủi ro ở cả góc độ quản lý nhà nước cũng như quản trị điều hành của từng TCTD.

Sự phát triển của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?