Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

năng lực cạnh tranh

Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.

Cạnh tranh: Theo ngôn ngữ dân gian, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành giật và giữ chân khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần.

Cạnh tranh được các nhà kinh tế học chia thành cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh dọc và cạnh tranh ngang. Cạnh tranh được nẩy sinh từ các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường cùng theo đuổi mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Cạnh tranh là động lực phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy thị trường phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển. Theo thời gian, tính chất cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ ngày càng quyết liệt hơn.

Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều trên báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác. Song, năng lực cạnh tranh vẫn là một khái niệm lỏng lẻo, có nhiều cách hiểu thậm chí rất khác nhau. Theo học giả kinh tế Michael Porter, là một người nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế ông cũng không đưa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh. Ông cho rằng: không có một định nghĩa thật sự về năng lực cạnh tranh và không có lý thuyết nào giải thích nó được chấp nhận một cách phổ biến .

Theo tạp chí kinh tế và phát triển, số 84 tháng 6 năm 2004, Ths. Phạm Đình Huỳnh có đưa ra khái niệm như sau: “ Năng lực cạnh tranh là khả năng đạt được và duy trì thị phần có lãi ”.

Còn theo OECD thì năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.

Từ những khái niệm chung về năng lực cạnh tranh của hàng hóa nêu trên, cho thấy năng lượng cạnh tranh phụ thuộc vào điều kiện, bối cảnh phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu kinh tế xã hội cụ thể như:

– Thị phần của sản phẩm trên thị trường so với sản phẩm cùng loại;

– Động thái thay đổi thị phần theo thời gian.

Năng lực cạnh tranh có thể chia làm ba loại, năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lược cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm. Trên thực tế, năng năng cạnh tranh của sản phẩm là chung nhất, là thước đo đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, còn năng lực cạnh tranh của quốc gia là do đóng góp từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhận định này, sẽ được làm rõ thêm trong mục các cấp độ cạnh tranh sau đây.

Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?