Quan điểm về phát triển bền vững của ngân hàng thương mại

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Quan điểm về phát triển bền vững của ngân hàng thương mại

Các nhà kinh tế và các tổ chức tài chính quốc tế đã dựa trên quan điểm phát triển bền vững của Liên hiệp Quốc để xây dựng lý thuyết về phát triển bền vững của ngân hàng thương mại.

Sự phát triển bền vững của một ngân hàng thương mại trước hết là sự bền vững về tài chính. Đây là quan niệm của một số học giả Việt Nam được thể hiện trong hội thảo “Phát triển bền vững tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam” (2004) hầu như cũng tập trung và thống nhất nhấn mạnh vào vấn đề bền vững về tài chính của từng NHTM.

Theo Carl- Jonhan Lindgren, các ngân hàng thương mại được coi là tình trạng tài chính “lành mạnh” hay được coi là “phát triển bền vững” thường được dùng để chỉ khả năng tài chính và hoạt động đạt tới hiệu quả nhất định để có thể tồn tại, chịu đựng và chống đỡ các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài. Như vậy, một ngân hàng lành mạnh hay bền vững là một ngân hàng thương mại có thể đảm bảo được khả năng thanh toán những khoản nợ tại mọi thời điểm xác định và không gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế và cộng đồng dù có những tác động từ các diễn biến bất lợi của nền kinh tế xã hội [73].

Theo Pau. R. Niven trong tác phẩm The Balance Scorecard thì phát triển bền vững là sự phát triển và cân bằng của bốn nhóm yếu tố cấu thành một doanh nghiệp hay bất cứ một tổ chức nào là: khách hàng, các quy trình nội bộ, đào tạo và phát triển nhân viên và khía cạnh tài chính [53].

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm chung về phát triển bền vững[/message]

Khách hàng của Ngân hàng: đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh thì khách hàng chính là nguồn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, các tổ chức cần duy trì được mối quan hệ với khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới để ổn định và phát triển. Sự thỏa mãn của khách hàng đối với ngân hàng được đo lường thông qua các biến số: các sản phẩm dịch vụ thích ứng với thị trường, những giá trị gia tăng cho khách hàng, số lượng khách hàng và mức tăng trưởng của khách hàng đến với ngân hàng, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, phát triển thương hiệu của NHTM…

Thẻ điểm cân bằng giúp mỗi tổ chức trả lời ba câu hỏi quan trọng: nhóm khách hàng mục tiêu của tổ chức, giá trị của tổ chức trong việc phục vụ khách hàng và xác định những nhu cầu của khách hàng đối với tổ chức để thỏa mãn nhu cầu, tạo dựng lòng trung thành và giành khách hàng.

Các quy trình nội bộ: bao gồm hoạch định chiến lược kinh doanh tín dụng hoạch định chiến lược quản trị và điều hành kinh doanh hệ thống phòng ngừa rủi ro chiến lược quản lý tài sản, chiến lược Marketing… Các quy trình chính sách cần được cải tiến và phát triển nhằm cắt giảm chi phí, kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

Quy trình nội bộ trong thẻ điểm cân bằng đề cập đến sự điều hành: tối ưu các quy trình tiếp xúc với khách hàng, nâng cao giao tiếp cả trong lẫn ngoài; quy trình quản lý khách hàng: hiểu khách hàng của mình, xây dựng những mối quan hệ lâu dài; sự đổi mới: nghiên cứu và đánh giá các xu hướng, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, giám sát, đánh giá sự tuân thủ các luật và quy định, đảm bảo luôn có sự kiểm soát nội bộ hiệu quả; để giúp các tổ chức nhận diện các nhiệm vụ mà họ phải thực hiện tốt để gia tăng giá trị cho khách hàng và các cổ đông của tổ chức.

Quá trình đào tạo và phát triển nhân viên: Nguồn lực về con người của ngân hàng được đo lường qua các biến số: số lượng và chất lượng nguồn nhân lực (trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng tin học, trình độ ngoại ngữ). Nguồn lực thông tin thể hiện qua mức độ hiện đại của công nghệ mà ngân hàng áp dụng, mức độ hội nhập của công nghệ thông tin vào các quá trình, các hoạt động của ngân hàng. Nguồn lực tổ chức: năng lực quản lý của nhà lãnh đạo, văn hóa kinh doanh trong ngân hàng được cải tiến. nguồn nhân lực của mỗi tổ chức luôn là yếu tố quan trọng giúp tổ chức thực hiện tốt các quy trình nội bộ và làm thỏa mãn khách hàng Vì vậy, cần nâng cao công nghệ để thành công, cần thu hút, phát triển và gìn giữ tài năng, sự sẵn có của thông tin để họ luôn theo kịp với những công nghệ mới của tổ chức, luôn làm hài lòng khách hàng. Đảm bảo một môi trường làm việc tích cực lành mạnh.

Năng lực tài chính: các chỉ tiêu phản ánh sức mạng tài chính của một NHTM bao gồm: vốn tự có của ngân hàng (tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có CAR) chất lượng tài sản có: Nợ xấu/Tổng dư nợ, dự phòng rủi ro/nợ xấu, nợ quá hạn/tổng dư nợ, khả năng đảm bảo thanh toán và an toàn hệ thống: tỷ lệ tài sản có có thể thanh toán ngay/tài sản nợ phải thanh toán ngay, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi/tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay và cho thuê, khả năng sinh lời của vốn tự có ROE, khả năng sinh lời của tài sản ROA…

Thẻ điểm cân bằng đề cập đến khía cạnh tài chính như là một thành phần quan trọng nhất trong thế giới kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận đặc biệt là đối với các NHTM. Thẻ điểm cân bằng đặt ra các mục tiêu: tối thiểu hóa chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, tăng doanh thu để gia tăng giá trị cho cổ đông. Lợi nhuận đảm bảo là cơ sở để ổn định và phát triển bền vững.

Theo IFC, sự bền vững về tài chính được định nghĩa là việc cung cấp vốn và các giải pháp quản lý rủi ro cho các dự án cũng như là các hoạt động kinh doanh nhằm thúc đẩy hoặc không gây trở ngại đến sự thịnh vượng, bảo vệ môi trường và tạo sự công cho xã hội. Sự bền vững về ngân hàng được định nghĩa là quá trình tồn tại lâu dài với hoạt động cung cấp các dịch vụ và sản phẩm cho khách hàng nhưng phải đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, bảo vệ môi trường và tạo ra sự công bằng cho xã hội [75]

Theo SAS, Ngân hàng bền vững là một triết lý nền tảng của ngân hàng. Đây là một hệ thống giá trị cho rằng các hoạt động của NHTM không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhân viên và các cổ đông của ngân hàng mà còn mang lại lợi nhuận cho khách hàng. Rộng hơn nữa, hoạt động của ngân hàng còn phải mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong khi đồng thời phải ngăn chặn hoặc ít nhất là phải giảm thiểu bất kỳ tác động quá mức đến xã hội và môi trường. Nó cũng đòi hỏi, ngân hàng phải thực hiện các bước để cải thiện xã hội và môi trường. Như vậy, tính bền vững của ngân hàng được thể hiện trên nhiều giác độ: đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), trách nhiệm của doanh nghiệp (CR) và trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESG). Ngoài ra, ngân hàng bền vững là quá trình liên tục, nó sẽ luôn luôn là một hành trình [78].

Theo ủy ban giám sát ngân hàng Basel, ngân hàng phát triển bền vững là ngân hàng duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp, Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này. Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Những thông tin mà các ngân hàng phải công khai là: cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
Một số học giả khác cho rằng: ngân hàng bền vững được sử dụng các nguồn lực tài chính với suy nghĩ có ý thức về những tác động đến môi trường, văn hóa và xã hội, và với sự hỗ trợ của bảo vệ và các nhà đầu tư, những người muốn tạo sự khác biệt, bằng cách đáp ứng nhu cầu ngày nay mà không ảnh hưởng đến những người của các thế hệ tương lai.

Tổng hợp các quan điểm trên, tác giả cho rằng một NHTM phát triển bền vững là một ngân hàng hoạt động để đạt được mức sinh lời theo yêu cầu của các chủ sở hữu trong trạng thái an toàn. Ngân hàng cần phải duy trì được sự cân bằng giữa khả năng sinh lời và mức độ an toàn trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng cần phải phục vụ lợi ích của khách hàng, gia tăng lợi ích cho cộng đồng, xã hội và môi trường.

Như vậy, NHTM phát triển bền vững trước hết được phản ánh thông qua khả năng sinh lời. Một ngân hàng muốn tồn tại cần phải có lợi nhuận, có thu nhập. Mức sinh lời này phải đáp ứng được yêu cầu của các chủ sở hữu. Bên cạnh đó, ngân hàng cần cố gắng gia tăng khả năng sinh lời. Muốn gia tăng khả năng sinh lời cần có sự tăng trưởng hay sự phát triển nhất định của ngân hàng ở hiện tại. Sự tăng trưởng ở hiện tại của NHTM được đánh giá thông qua sự gia tăng về quy mô của ngân hàng Sự gia tăng về quy mô của ngân hàng là sự tăng trưởng của nguồn vốn, các hoạt động đầu tư và tín dụng với chất lượng tốt. Lợi nhuận của ngân hàng được gia tăng trên cơ sở sự mở rộng về quy mô và chất lượng các hoạt động kinh doanh. Sự gia tăng về khả năng sinh lời cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu sự tăng trưởng này là sự tăng trưởng quá nóng, thu nhập cao ở hiện tại nhưng lại trì trệ thua lỗ trong những năm tiếp theo thì không phải là phát triển bền vững. Rõ ràng, trong quá trình hoạt động kinh doanh, bên cạnh mục tiêu gia tăng lợi nhuận ngân hàng cần phải cố gắng duy trì sự tăng trưởng này một cách đều đặn trong một thời gian dài. Tức là cần đảm bảo tính ổn định trong hoạt động vì đây là điều kiện cần để ngân hàng phát triển bền vững

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro đặc thù như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro tín dụng, rủi ro kỳ hạn bên cạnh các rủi ro chung (rủi ro quốc gia và rủi ro chính trị) Khi rủi ro xảy ra sẽ phát sinh chi phí làm giảm doanh thu và lợi nhuận. Hơn thế nữa giữa rủi ro và khả năng sinh lời kỳ vọng có mối quan hệ thuận chiều. Có những hoạt động kinh doanh khi rủi ro chưa hoặc không xảy ra có thể mang lại cho ngân hàng một mức lợi nhuận rất cao. Nhưng khi rủi ro xảy ra có thể làm ngân hàng phá sản chỉ trong giây lát. Do đó, nếu một ngân hàng chỉ lựa chọn mục tiêu lợi nhuận để phát triển thì sự phát triển đó là không ổn định và không bền vững. Tính bền vững của ngân hàng nhất thiết phải được đánh giá trên cơ sở khả năng chịu đựng, chống đỡ, xử lý để tồn tại an toàn và phát triển đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng trước những tác động tiêu cực của môi trường kinh doanh.

Mặt khác, khách hàng chính là nơi cung cấp vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh. Khách hàng cũng là người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ phát sinh chi phí trong quá trình tìm kiếm khách hàng. Lợi ích của ngân hàng và khách hàng hầu hết là đối lập nhau. Nhưng về lâu dài, duy trì được lượng khách hàng lớn là điều kiện để tăng doanh thu ngân hàng. Ngân hàng nào càng có nhiều khách hàng, các khách hàng khác nhau tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng ở mức độ khác nhau thì khả năng tồn tại và phát triển càng cao. Để thu hút được khách hàng, ban quản trị ngân hàng cần biết dung hòa giữa lợi ích của ngân hàng và lợi ích của khách hàng, đảm bảo cả ngân hàng và khách hàng đều phát triển.

Ngoài ra, một ngân hàng được xem là phát triển bền vững khi ngân hàng có các hoạt động tạo ra các hàng hóa công cộng như đường xá, cầu cống, các công trình thủy lợi, các dự án trồng rừng…nhằm gia tăng lợi ích cho cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Sự phát triển bền vững của NHTM còn đảm bảo sự tương tác lành mạnh theo thời gian và không gian. Sự tương tác này được thể hiện trên ba khía cạnh sau:

Thứ nhất là bền vững về kinh tế: sự phát triển của NHTM phải đảm bảo rằng mọi hoạt động của NHTM phải được thiết lập và duy trì trên cơ sở đảm bảo sự lành mạnh của các tương tác kinh tế. Khi đó, các hoạt động của NHTM như huy động vốn, đầu tư, tín dụng…đều phải được đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa một bộ phận, một loại hình hoạt động với các bộ phận và các loại hình hoạt động khác của ngân hàng, giữa hệ thống NHTM trong nước, trong thị trường tài chính và đảm bảo sự bền vững của nền kinh tế. Nếu phá vỡ sự cân bằng lành mạnh này thì sẽ gây ra những bất ổn và thiếu bền vững của NHTM.

Thứ hai là bền vững về chính trị xã hội: sự phát triển của NHTM phải đảm bảo gây dựng lòng tin lâu dài của công chúng đầu tư. Công chúng đầu tư chỉ có lòng tin đối với ngân hàng khi ngân hàng đó hoạt động hiệu quả, có năng lực tài chính tốt, đảm bảo chi trả cho mọi nhu cầu rút tiền của khách hàng (tức là khả năng thanh khoản tốt). Bên cạnh đó, sự phát triển của ngân hàng còn phải phòng ngừa rủi ro khủng hoảng. Lịch sử phát triển của ngành ngân hàng nói riêng cho thấy khủng hoảng tài chính luôn gắn liền với những bất ổn về chính trị, xã hội, thất nghiệp và suy thoái kinh tế. Hệ thống tài chính nói chung và hệ thống NHTM nói riêng là một bộ phận nhạy cảm của nền kinh tế. Nếu khu vực này phát triển không lành mạnh sẽ tạo ra các tương tác tiêu cực đến các khu vực khác và có thể gây suy yếu toàn bộ nền kinh tế, đồng thời dẫn đến những bất ổn về chính trị và xã hội. Do đó, việc duy trì bền vững về chính trị, xã hội trong phát triển NHTM chính là việc phòng ngừa rủi ro gây khủng hoảng NHTM. Sự phát triển quá nóng hay quá ảm đạm của NHTM là những trạng thái phát triển không bền vững vì nó hàm chứa những rủi ro có thể gây ra khủng hoảng.

Thứ ba là sự bền vững về môi trường: ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt vì công cụ và đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ. Tiền tệ được xem là huyết mạch của nền kinh tế, còn ngân hàng là nơi tạo ra dự trữ và bơm máu. Chính vì vậy, hoạt động của NHTM có ảnh hưởng và tác động sâu rộng đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Rõ ràng, khi một ngân hàng phát triển bền vững thì hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế cùng phát triển. Như vậy, các hoạt động của NHTM không chỉ tạo ra sự phát triển cho bản thân nó mà còn phải tạo ra hiệu ứng tích cực đến sự phát triển kinh tế nói chung (tức là phát triển bền vững môi trường kinh tế). Như vậy, các hoạt động của NHTM không chỉ tạo ra sự phát triển cho bản thân nó mà còn phải tạo ra hiệu ứng tích cực đến sự phát triển kinh tế nói chung. Sự phát triển về kinh tế không chỉ được đánh giá là sự tăng trưởng về lượng mà còn là sự thay đổi về chất (sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực). Các hoạt động của NHTM phải hỗ trợ cho nền kinh tế chuyển dịch đến một cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác, sự thay đổi của nền kinh tế sẽ có những tương tác trở lại đối với sự phát triển của NHTM. NHTM vẫn hoạt động hiệu quả có thể tồn tại chịu đựng và chống đỡ các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài là ngân hàng phát triển bền vững.

Nói tóm lại, một ngân hàng sẽ phát triển bền vững khi đạt được hai sự cân bằng: thứ nhất là sự cân bằng giữa lợi nhuận kỳ vọng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Thứ hai là sự cân bằng giữa lợi ích của ngân hàng và lợi ích của khách hàng. Thứ ba là gia tăng lợi ích cho cộng đồng và bảo vệ môi trường. Một yêu cầu khác đối với ngân hàng phát triển bền vững là ngân hàng cần phải duy trì hai sự cân bằng này trong một thời gian dài.

Quan điểm về phát triển bền vững của ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?