Quan điểm về lợi ích giáo dục đại học và hàng hóa giáo dục đại học

nhân viên

Mục lục

Quan điểm về lợi ích giáo dục đại học và hàng hóa giáo dục đại học

1. Xu hướng phát triển giáo dục đại học và sự thay đổi quan niệm về lợi ích của giáo dục đại học

Để đánh giá mức độ phát triển giáo dục đại học của một quốc gia, các nhà khoa học quản lý giáo dục sử dụng khái niệm và tiêu chí:

Giáo dục đại học tinh hoa: khi tỷ số sinh viên so với tổng số người ở độ tuổi đại học (gross enrolment rate – GER) dưới 15%,

Giáo dục đại học đại chúng (mass higher education) khi GER từ 15% đến 50%,

Giáo dục đại học phổ cập (universal higher education) khi GER vượt 50% .

Giáo dục đại học các thập kỷ trước đây được dành cho tầng lớp tinh hoa, gồm một số ít người giàu có hoặc có năng lực trí tuệ xuất sắc. Theo báo cáo của UNESCO, tỉ lệ người học đại học trong tổng số người thuộc độ tuổi đại học đã vượt quá 50% ở các nước công nghiệp phát triển (tỷ lệ này theo thống kê năm 2008 là 82% ở Hoa Kỳ, 58% ở Nhật Bản, 59 % ở Anh) [112]. Hiện nay tỷ lệ này cũng tăng nhanh ở các nước đang phát triển, Ở Việt Nam tỷ lệ này hiện đang ở mức khoảng 19,2%. Quá trình đại chúng hóa giáo dục diễn ra đồng thời với sự phát triển của kinh tế tri thức, giáo dục bậc cao
trở thành một sự đầu tư thực sự đối với từng cá nhân cũng như đối với cả quốc gia.

Thực tiễn này đặt ra những vấn đề lý luận rất cơ bản mà các nhà làm chính sách cần giải quyết. Mô hình nhà nước cung cấp toàn bộ tài chính cho đại học, dựa trên quan niệm coi giáo dục đại học là hàng hóa công và lợi ích công chỉ phù hợp khi số người học đại học là một thiểu số tinh hoa. Đại chúng hóa giáo dục khiến việc cung cấp tài chính cho các trường trở thành một gánh nặng khổng lồ đối với ngân sách của mọi quốc gia. Sự phát triển của kinh tế tri thức và quá trình dân chủ hóa cũng liên quan đến việc xem xét lại bản chất của trường đại học. Theo Philip Altbach, có một cuộc cách mạng đang diễn ra trong giáo dục. Giáo dục đang trở thành một hàng hóa được mua bán trên phạm vi quốc tế. Giáo dục không chỉ nhằm mục đích tạo ra kỹ năng, thái độ và giá trị cần phải có đối với tư cách công dân mà còn đóng góp trọng yếu cho lợi ích chung của bất cứ xã hội nào. Giờ đây giáo dục đại học ngày càng được coi là một thứ hàng hóa, là một sản phẩm được mua và bán giữa khách hàng với các trường đại học.

Như vậy, tiến trình đại chúng hóa giáo dục đại học đã làm thay đổi những quan niệm cơ bản về giáo dục đại học và chính sách tài chính đối với giáo dục đại học của tất cả các quốc gia trên thế giới. Quan niệm giáo dục đại học chuyển từ lợi ích công thuần túy sang quan niệm giáo dục đại học có mang lại lợi ích tư là luận cứ cho việc quyết định chính sách tài chính cho giáo dục đại học của các quốc gia.

2. Sản phẩm của giáo dục đại học là một loại hàng hóa đặc biệt trong nền kinh tế thị trường

Trong nền KTTT, dưới góc độ phân công lao động xã hội thì lao động giảng dạy của giảng viên đại học không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa. Nếu dựa trên quan điểm của K. Marx khi cho rằng “Trong trường hợp tiền trực tiếp được trao đổi lấy loại lao động sản xuất không sản xuất ra tư bản, do đó là lao động phi sản xuất thì lao động ấy được mua như một dịch vụ. Biểu hiện ấy chung chẳng qua là giá trị sử dụng đặc biệt mà lao động ấy cung cấp, giống như mọi hàng hóa khác” [33, tr.98] thì giáo dục đại học là loại lao động phi vật chất và được trao đổi, mua bán như dịch vụ, hàng hóa khác. Như vậy, sản phẩm của giáo dục đại học là một loại dịch vụ và nó có đầy đủ tính chất như một loại sản phẩm, dịch vụ hàng hóa thông thường.

[message type=”attentiong”]Xem thêm : Vai trò của các trường đại học trong hệ thống giáo dục đại học[/message]

WB gọi dịch vụ giáo dục đại học là “hàng hóa cá nhân” theo ý nghĩa kinh tế học. Trong kinh tế học, người ta phân nhóm các loại hàng hóa theo hai đặc trưng. Đặc trưng thứ nhất là tính “loại trừ” (excludability); đặc trưng thứ hai là tính “ganh đua” (rivalry). Hàng hóa dịch vụ giáo dục đại học vừa có tính “loại trừ” vừa có tính “ganh đua” (một sinh viên dành được một chỗ học trong trường đại học đương nhiên sẽ loại trừ sinh viên khác không được theo học hoặc ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ của sinh viên khác). Vì vậy, giáo dục đại học là “hàng hóa cá nhân”. Các sản phẩm giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng sẽ chịu sự chế ước và chi phối của quy luật kinh tế thị trường, tuân theo các quy luật giá trị, quy luật cung cầu,…

GS Phạm Phụ [99] cho rằng chính đặc tính “hàng hóa cá nhân” là cơ sở khoa học để dịch vụ giáo dục đại học có định hướng thị trường và chịu tác động của thị trường với xu thế chuyển một phần, thậm chí toàn bộ chi phí của giáo dục đại học cho chính người học và quản lý tài chính cho ở cơ sở giáo dục đại học gần giống như ở một doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sản phẩm của giáo dục đại học là một loại hàng hóa đặc biệt khi so sánh với các loại sản phẩm dịch vụ khác. Điều này đã được nghiên cứu làm rõ qua đặc điểm sản phẩm dịch vụ giáo dục đại học của các trường đại học mục 1.1.2. trên đây.

3. Xã hội hóa giáo dục, chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước về chi phí cho giáo dục đại học

Phân tích ở trên đã chỉ ra sản phẩm giáo dục đại học là một loại hàng hóa dịch vụ, giáo dục đại học vừa mang lợi ích công vừa có lợi ích tư. Đặc điểm này dẫn tới quan điểm cần phải chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước và các bên liên quan trong việc huy động các nguồn lực xã hội hóa để chi trả chi phí cho giáo dục đại học.

Hiện nay, thuật ngữ xã hội hóa được sử dụng với khái niệm phổ biến như:

Xã hội hóa dịch vụ công [47] là quá trình mở rộng sự tham gia của các chủ thể xã hội và tăng cường vai trò của quản lý Nhà nước đối với dịch vụ công.

Xã hội hóa [37]: Xã hội hoá là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân.

Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực trong nhân dân và trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo đúng quy định của pháp luật.

Xã hội hóa giáo dục [35]:

“là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục;

• là xây dựng cộng đồng trách nhiệm đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động giáo dục;

• là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài ); phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này”.

Như vậy, xã hội hóa chính là việc huy động năng lực của toàn xã hội, là Nhà nước và nhân dân cùng làm, để tăng quy mô và chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế… đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tầng lớp nhân dân (kể cả người có thu nhập thấp, lẫn những người có thu nhập cao); không phải xã hội hóa là Nhà nước thu hẹp trách nhiệm của mình lại để người dân tự lo.

Xã hội hóa hoạt động giáo dục có thể được hiểu là vận động và tổ chức cho nhân dân, các tổ chức và toàn xã hội đóng góp các nguồn lực để phát triển giáo dục nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân về dịch vụ giáo dục đào tạo”.

Xét một mặt cụ thể của xã hội hóa chính là quy mô các nguồn lực do xã hội đóng góp để thực hiện hoạt động giáo dục. Các nguồn lực ở đây có thể là nguồn lực về con người (trực tiếp thực hiện, cùng tham gia quản lý kiểm tra, giám sát); nguồn lực về cơ sở vật chất; nguồn lực về tài chính.

Nếu đứng trên góc độ này thì xã hội hóa giáo dục là phương thức được thực hiện nhằm chia sẻ trách nhiệm về đóng góp tài chính cho giáo dục đại học giữa Nhà nước và các bên có lợi ích liên quan.

Quan điểm về lợi ích giáo dục đại học và hàng hóa giáo dục đại học

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Quan điểm về lợi ích giáo dục đại học và hàng hóa giáo dục đại học

  1. Pingback: Cơ chế vận hành giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường | luanantiensiaz

  2. Pingback: Đổi mới giáo dục và đào tạo đại học và cao đẳng tại Việt nam hiện nay - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?