Quan điểm về du lịch

Quan điểm về du lịch

Quan điểm về du lịch

Về khái niệm du lịch, các nhà khoa học đã có nhiều định nghĩa khác nhau. E.Gure Freuler người Đức (1905) cho rằng: Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng mà thời đại chúng ta, dựa trên cơ sở tăng nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển các tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên [dẫn theo 41,tr.2].

Tại hội nghị quốc tế về du lịch do Liên hợp quốc tổ chức tại Rôma (21/8 – 5/9/1963), các nhà khoa học đã thống nhất định nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng mà các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ và trong nước họ với một mục đích hoà bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [dẫn theo 41, tr.2].

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm : Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch[/message]

Một định nghĩa khác được phổ biến hơn là định nghĩa của I.I. Pirôginoic, 1985 như sau: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi có liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá và thể thao kèm theo việc sử dụng các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá [dẫn theo 41, tr.11]. Định nghĩa này của I.I Pirôginoic được các tác giả nghiên cứu sử dụng phổ biến ở Liên Xô cũ và Đông Âu. Tính chính xác và khoa học của định nghĩa này được thể hiện ở chỗ: nhìn nhận du lịch từ góc độ người tham gia du lịch, một yếu tố quyết định của quá trình du lịch.

Hiệp hội quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO) cho rằng: Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống [dẫn theo 41, tr.2].

Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế [dẫn theo 41, tr.3].

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.

Bản chất du lịch:

Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách:

Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế – xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học – công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao.

Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch:

Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ tương ứng.

Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất – kỹ thuật như: cơ sở lưu trú, ăn uống vận chuyển.

Xét từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “bán chương trình du lịch”.

Như vậy, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về du lịch nhưng điểm chung nhất là hầu hết các quan điểm đều cho rằng: du lịch là hoạt động của con người diễn ra ngoài nơi cư trú của họ nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao hiểu biết mà không nhằm mục đích kinh tế.

Quan điểm về du lịch

5/5 - (101 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?