Quan điểm triết học về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN việt nam

đối tác chiến lược

Mục lục

Quan điểm triết học về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN việt nam

PHẦN MỞ ĐẦU

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ xây dựng NNPQ XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển Kinh tế – xã hội. Sự xây dựng NNPQ XHCN trong báo cáo chính trị của Đại hội IX không chỉ là khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng trong việc đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế mà còn là sự đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng Nhà nước kiểu mới, một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Khởi đầu từ cách mạng tháng Tám năm 1945. Cách mạng tháng Tám thành công, bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước toàn dân đồng bào ngày 2/9/1945 đã khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam không chỉ trong mục tiêu độc lập dân tộc mà còn trong mục tiêu phấn đấu vì một chế độ pháp quyền độc lập dân chủ,….

Trung thành với mục tiêu dân chủ, dân quyền, dân sinh, ngay sau khi dành được độc lập, dân tộc Việt Nam đã bắt tay vào xây dựng một bản Hiến pháp. Ngay phiên họp đầu tiên của Chính phủ giữa muôn vàn khó khăn thách thức, Hồ Chí Minh đã đề xuất một trong những nhiệm vụ cấp bách là “phải có một hiến pháp dân chủ”….  Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ,…”.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chủ Tịch, Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc Viện Nam và trong lịch sử dân tộc Đông Nam Á đã được xây dựng và thông qua. Với Hiến pháp năm 1946 chủ nghĩa lập hiến và quyền con người từ các giá trị tư tưởng đã trở thành các giá trị pháp luật hiện thực trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Những quy định của Hiến pháp năm 1946 là những chuẩn mực hiến định đầu tiên cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Đã hơn bảy mươi năm trôi qua, 5 bản Hiến pháp đã lần lượt thông qua tương ứng với các giai đoạn phát triển của cách mạng nước ta. Vượt lên tất cả sự thăng trầm, phức tạp của thời cuộc, mỗi một bản Hiến pháp, kể cả Hiên pháp 1946, Hiên pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 là một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền XHCN của chúng ta.

Tuy nhiên quá trình xây dựng và tăng cường Nhà nước trong mấy chục năm qua cho thấy, hàng loạt vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của Nhà nước vẫn chưa được tổng kết làm rõ. Do vậy, các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước được triển khai trong nhiều giai đoạn lịch sử vẫn chưa đưa lại các kết quả mong muốn. Sự bất cập trong tổ chức bộ máy Nhà nước và cơ chế vận hành của bộ máy này đang cản trở việc phát huy vai trò của Nhà nước ta trong cơ chế kinh tế mới. Nhận thức lý luận về chế độ Pháp quyền trong hoạt động Nhà nước và xã hội vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước hiện nay và do vậy chưa tạo lập được cơ sở khoa học vững chắc cho việc tìm kiếm các giải pháp cải cách thực tiễn với đời sống Nhà nước. Chính vì thế sự nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nhà nước pháp quyền đang là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền và những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền

1.1.1 Khái niệm

Trong quá trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến nhà nước và pháp luật thì vấn đề NNPQ đã và đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cưu trong và ngoài nước. Hiện tại, do có nhiều cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề ở những khía cạnh khác nhau, chính vì thế một số vấn đề cơ bản có liên quan đến NNPQ vẫn chưa có được một tiếng nói chung giữa các tác giả. Tuy nhiên, đa phần các tác giả hiện nay đều thống nhất rằng dưới góc độ chính trị – xã hội và phân tầng giai cấp xã hội, NNPQ không phải là một kiểu nhà nước mới, thoát ly các kiểu nhà nước đã tồn tại từ trước như: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước XHCN.

Tóm lại, NNPQ là một hình thức tổ chức nhà nước khá đặc biệt, mà ở pháp luật có ảnh hưởng lớn nhất với mục tiêu thực hiện quyền lực của nhân dân

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền

Những đặc trưng này được xem là các giá trị phổ biến của NNPQ nói chung đã được đề cập trong nhiều quan điểm, học thuyết của các nhà tư tưởng, các nhà lý luận chính trị – pháp lý trong lịch sử phát triển các tư tưởng chính trị – pháp lý nhân loại.

– Thứ nhất: NNPQ có sự ngự trị cao nhất của pháp luật.

+ Luật pháp là tiêu chuẩn cao nhất, là căn cứ cơ bản nhất, là công cụ quản lý chủ yếu để quản lý mọi hoạt động của xã hội và công dân.

+ Quyền lực của pháp luật vượt trên quyền lực của mọi tổ chức chính trị xã hội hay của mọi cá nhân.

Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất về phương diện pháp lý để xác định một nhà nước nào đó có phải là NNPQ hay không và là NNPQ ở trình độ nào.

– Thứ hai: NNPQ ở đó quyền lực nhà nước phải thể hiện ý chí và lợi ích của đại đa số nhân dân

+ Thực hiện chế độ dân chủ trong việc thiết lập quyền lực.

+ Mỗi cá nhân đều là công dân tự do, có quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, được quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm.

+ Pháp luật chỉ nghiêm cấm những hành vi xâm hại đến lợi ích của các cá nhân hay tổ chức xã hội.

– Thứ ba, NNPQ có sự bảo đảm thực tế mối quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân.

+ Quyền công dân thuộc về trách nhiệm của nhà nước và ngược lại, quyền của nhà nước thuộc về trách nhiệm của công dân.

+ Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước mọi công dân về những vi phạm pháp luật của mình, làm phương hại đến lợi ích của công dân, của các tổ chức trong xã hội. Ngược lại, công dân và các tổ chức trong xã hội phải thực hiện các nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về những hành vi của mình theo quy định của pháp luật.

Ngoài ba đặc trưng chung cơ bản nêu trên của NNPQ, một số tác giả cho rằng nguyên tắc “ Tam quyền phân lập” cũng là một trong những nguyên tắc đặc trưng của mọi NNPQ. Theo nguyên tắc này, quyền lực nhà nước được phân thành ba nhánh quyền lực chính là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

1.2. Tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền trong lịch sử

Tư tưởng NNPQ đã hình thành sớm trong lịch sử tư tưởng chính trị – pháp lý, gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc Châu Âu vì tự do, dân chủ.

Tư tưởng về NNPQ luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ đã hình thành ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng của thời cổ đại như Xôcrat (469-399 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN), Xixêrôn (l06-43 Tr.CN). Những tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng chính trị và pháp lý tư bản sau này như John Locke (1632 – 1704), Montesquieu (1698 – 1755), J.J.Rút-xô (1712 – 1778), I.Kant (1724 – 1804), Hêghen (1770 – 1831)… phát triển như một thế giới quan pháp lý mới.

Cùng với các nhà lý luận nổi tiếng nói trên, nhiều nhà luật học, nhà tư tưởng vĩ đại khác cũng đã góp phần phát triển các tư tưởng về NNPQ như Tômát Jepphecxơn (1743 – 1826 – tác giả của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776), Tômát Pên (1737 – 1809), Jôn A đam (1735 – 1826)…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HẠN CHẾ TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

Mỗi giai đoạn tương ứng với một mức độ phát triển của xã hội và của nhà nước. Xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cần quán triệt những vấn đề có tính nguyên tắc sau:

1 – Xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân là cách thức cơ bản để phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân.

Đó là Nhà nước trong đó bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, vì thế quyền lực nhà nước là thống nhất, không tam quyền phân lập nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa mọi sự tuỳ tiện lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, thiếu kỷ cương. Đó là Nhà nước mà mọi tổ chức (kể cả tổ chức đảng), hoạt động phải dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình. Vì vậy, xây dựng NNPQ XHCN có quan hệ khăng khít với xây dựng xã hội công dân. Xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động nội lực của toàn thể nhân dân, của tất cả các thành phần kinh tế vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

NNPQ, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xã hội công dân là bộ ba hợp thành không thể tách rời, là điều kiện và tiền đề cho nhau, là bảo đảm và kết quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2 – Hiến pháp và pháp luật nước ta ghi nhận quyền của công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị, đề đạt nguyện vọng, yêu cầu của mình với các cơ quan nhà nước. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền khiếu nại, tố cáo, v.v.. Các quyền và sự tự do đó trong nhiều trường hợp là điều kiện để nhân dân kiểm tra hoạt động của Nhà nước, nhưng trước hết đó là một trong những phương thức quan trọng để thực hiện dân chủ. Vì vậy, cần chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân.

Quyền lực nhà nước ở nước ta là quyền lực nhà nước thống nhất. Sự thống nhất đó là ở mục tiêu chung phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc. Xét theo cơ chế tổ chức thì quyền lực nhà nước tối cao, tức là những chức năng và thẩm quyền cao nhất thuộc về những cơ quan đại diện cho nhân dân. Ở nước ta, đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội có thẩm quyền lập hiến và lập pháp; quyền giám sát tối cao; quyền quyết định kế hoạch phát triển đất nước; quyền lập ra các cơ quan và chức vụ quốc gia cao nhất. Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

3 – Một trong những điểm cơ bản của việc xây dựng NNPQ của dân, do dân, vì dân là quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có thể hiểu rằng, sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực nhà nước.

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động lập pháp đang đứng trước những nhiệm vụ mới mẻ và phức tạp của việc điều chỉnh pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Lập pháp phải bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật, tính hiệu lực và hiệu quả của việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Hoạt động lập pháp phải vừa bảo đảm chất lượng, vừa theo kịp yêu cầu của sự phát triển.

Muốn vậy, cần tổ chức tốt hơn nữa quy trình lập pháp. Quy trình đó phải vừa bảo đảm phản ánh được sự phát triển sống động của đời sống xã hội trong các lĩnh vực, lại vừa bảo đảm tính chuyên môn pháp lý của các quy định để có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu làm luật với việc ban hành các văn bản dưới luật, tổ chức thực hiện pháp luật.

4 – Một trong những nội dung cơ bản của nguyên tắc phân công và phối hợp quyền lực nhà nước và cải cách hành chính là sự phân công, phân cấp giữa trung ương và địa phương. Sự phân công, phân cấp ấy phải nhằm khuyến khích và nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

Việc phân công và phân cấp giữa trung ương và địa phương phải dựa trên nền tảng của một hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, có tính chuyên nghiệp cao và đủ sức giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đây đang là một khâu yếu.

5 – Đề cao pháp luật, tăng cường pháp chế phải đi liền với việc đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật trong cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân. Cho nên, xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống phải thực sự là hai mặt của một nhiệm vụ. Đổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền với đổi mới và hoàn thiện thực tiễn áp dụng pháp luật.

Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật phải đi liền với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động của các tổ chức và công dân nhằm sử dụng đầy đủ quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ của họ, sự khuyến khích tính tích cực pháp lý phải đi liền với việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đổi mới và cải cách hành chính và hệ thống tư pháp. Đồng thời, đề cao pháp luật và pháp chế còn đặt ra nhiệm vụ phải bằng mọi cách nâng cao sự hiểu biết pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm và tội phạm, kiên quyết chống quan liêu và tham nhũng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

6 – Thực thi quyền lực và thi hành pháp luật là những hoạt động luôn luôn cần đến sự kiểm tra, giám sát đầy đủ và hữu hiệu. Các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải thực sự được coi trọng và hoàn thiện ở mức cao nhất, bảo đảm cho quyền lực nhà nước luôn nằm trong quỹ đạo phục vụ nhân dân và đất nước, pháp luật luôn luôn được tôn trọng, pháp chế và kỷ cương được giữ vững. Đối với các cơ quan nhà nước, kiểm tra, giám sát là cách tốt nhất để các cơ quan đó thực hiện đúng chức trách và thẩm quyền của mình, đồng thời là điều kiện phối hợp các hoạt động một cách có hiệu quả. Đến lượt mình, các hoạt động, các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải có sự phân công, phối hợp đầy đủ và hoàn thiện hơn.

7 – NNPQ của chế độ ta thể hiện những tư tưởng, quan điểm tích cực, tiến bộ, phản ánh mơ ước và khát vọng của nhân dân đối với công lý, tự do, bình đẳng. Trong việc xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân hiện nay, về mặt nhận thức, cần khẳng định các mối quan hệ chủ đạo giữa các nguyên tắc và yêu cầu của NNPQ với hệ thống chính trị duy nhất một đảng lãnh đạo; với phương thức tổ chức nhà nước tập trung có phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; với việc tôn trọng các quyền tự do của công dân và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm một xã hội trật tự, kỷ cương.

2.2. Một số hạn chế của việc thực hiện các nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ nhất, việc giữ vững tính chất giai cấp công nhân và tính chất nhân dân, tính chất nhân đạo của Nhà nước chưa được thực hiện triệt để. Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ. Giai cấp công nhân còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, các giá trị của nền dân chủ XHCN đã được phát huy nhưng chưa xứng tầm với yêu cầu của NNPQ XHCN. Biểu hiện ở chỗ, thể chế luật pháp để bảo đảm dân chủ được thực thi chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, thiếu ổn định và tính khả thi của nó. Không ít quy định pháp luật được xây dựng công phu, tốn kém, nhưng mới ban hành chưa lâu đã có nhu cầu phải bổ sung, sửa đổi. Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu quả, một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất, yếu kém về năng lực.

Thứ ba, công cuộc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị còn nhiều hạn chế, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn yếu về khả năng cạnh tranh. Bộ máy của hệ thống chính trị còn quá cồng kềnh, chưa thật trong sạch, vững mạnh; hiệu lực và khả năng quản lý, điều hành chưa ngang tầm với tình hình mới, cơ chế vận hành chưa thật khoa học. Sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp còn nhiều điểm chưa rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn yếu về khả năng cạnh tranh, chưa tăng cường được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, chưa phát triển được kinh tế hợp tác và phát huy khả năng của các thành phần kinh tế, chậm đổi mới so với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.

Thứ tư, nguyên tắc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam cần có sự tiếp thu và vận dụng các giá trị phổ biến và kinh nghiệm thế giới về xây dựng NNPQ còn có những hạn chế nhất định. Hệ thống pháp luật về hội nhập quốc tế chưa được hoàn thiện, việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường…chưa có các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vv…

Thứ năm, đối với nguyên tắc Đảng lãnh đạo thì sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước, vẫn còn tình trạng buông lỏng và bao biện, chồng chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của Đảng chưa được tiến hành thường xuyên, các biện pháp xử lý vi phạm của Đảng còn nhẹ tay nên hạn chế về tính răn đe.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ “xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Đó chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Thực tiễn đổi mới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên CNXH trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam là xây dựng một nhà nước thực sự của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; nhà nước được tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước, tổ chức, hoạt động của nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

Để từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta cần phải:

1 – Kiên trì vận dụng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam.

2 – Đổi mới cơ cấu quản lý nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho toàn xã hội, đời sống nhân dân.

3 – Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nội dung và hình thức, ưu tiên ban hành các luật về kinh tế, cải cách bộ máy nhà nước, về quyền của công dân nhằm tạo ra một khung pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động xã hội, nhà nước và công dân.

4 – Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật, lối sống tuân theo pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt với cán bộ công chức.

5 – Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật.

6 – Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.

7 – Hoàn thiện hoạt động lập pháp, giám sát của Quốc hội, hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước và các cơ quan tư pháp.

8 – Mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cực chính trị xã hội của quần chúng, thực hiện đầy đủ dân chủ ở cơ quan, tổ chức, cơ sở.

9 – Công khai hóa mọi lĩnh vực hoạt động nhà nước, trừ những lĩnh vực liên quan đến bí mật, an ninh quốc gia, bảo đảm quan điểm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo ra môi trường phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội, bảo đảm sự ổn định về chính trị, sự thống nhất về tư tưởng.

KẾT LUẬN

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là xây dựng một nhà nước thực sự của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; nhà nước được tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước, tổ chức, hoạt động của nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân là một cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, vừa phải chống tư tưởng bảo thủ, vừa phải chống tư tưởng cực đoan và phải đi từng bước vững chắc, giữ vững ổn định chính trị. Chính vì vậy, ngoài việc kiên định các nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã đúc kết được, còn cần phải thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện trong toàn bộ hệ thống chính trị. Với quyết tâm cháy bỏng và sự lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm của Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta tin tưởng nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân sẽ tiếp tục giành được những thành tựu mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
  2. Chính trị học (1994) . Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
  3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 – Khoá VII, Hà Nội – 1995.
  4. Giáo trình triết học (2006), Nhà xuất bản lý luận chính trị.
  5. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia, 2001, tr.131.
  6. Nguyễn Trọng Thóc (2005) Một vấn đề xây dựng NNPQ Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân. Đại học Nha Trang.

Quan điểm triết học về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN việt nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?